Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành Tiếng Việt

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành Tiếng Việt. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em hãy trình bày những lỗi về thành phần câu. Nêu cách sửa và cho ví dụ làm rõ?

Câu 2: Hãy chỉ ra lỗi sai về thành phần câu trong những câu dưới đây:

  1. a) Nhanh lên một tý! (Lê Minh Khuê)
  2. b) Trong buổi chào cờ đã tuyên dương nhiều học sinh chăm ngoan của trường.
  3. c) Trên sân trường ngồi yên lặng nghe thầy hiệu trưởng nhận xét từng khối lớp.

Câu 3: Hãy chỉ ra những lỗi sai trong những câu dưới đây:

  1. a) Những bạn học sinh đội nghi thức quần trắng toát, khăn quàng đỏ thắm.
  2. b) Sa Pa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.
  3. c) Khi chúng em đã xếp hàng ngay ngắn.

Câu 4: Hãy chỉ ra lỗi thiếu một vế của câu ghép trong các câu sau:

  1. a) Mặc dù thầy hiệu trưởng đã đưa ra kế hoạch tổ chức cho học sinh đi thăm viện bảo tàng của tỉnh và thăm khu nghỉ mát Sa Pa.
  2. b) Tuy công việc của bố ở nhà máy rất vất vả lại không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Câu 5: Sửa các lỗi sai trong các câu dưới đây:

  1. a) Tuy gia đình Lan đã lên kế hoạch đầy đủ cho chuyến đi lên Hà Giang.
  2. b) Cho xin ít dưa muối.
  3. c) Say mê công việc.
  4. d) Vui.

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Hãy phân tích lỗi sai và sửa các câu dưới đây:

  1. a) Qua đó cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề.
  2. b) Những học sinh được trường khen thưởng về thành tích xuất sắc trong học tập và lao động.
  3. c) Với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy.

Câu 2: Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa.

  1. a) Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm "Tuấn - chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.
  2. b) Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, "Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những "chứng tích thời đại".
  3. c) Theo gợi ý của V.Lê-nin, một số tài liệu cho rằng M.Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, trong đó có "Thời thơ ấu", "Kiếm sống", "Tôi đã học tập như thế nào?"

Câu 3: Xác định lỗi thành phần câu trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:

  1. a) Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.
  2. b) Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.
  3. c) Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời noi theo.

Câu 4: Tìm lỗi sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng.

  1. a) Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
  2. b) Nhân dịp tôi đến cơ quan để xác minh lại một vài chi tiết của câu chuyện.
  3. c) Quan nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho ta thấy được bản chất xấu xa thối nát của chế độ thực dân phong kiến.

Câu 5: Xác định thành phần còn thiếu trong các câu sau đây và khôi phục lại thành phần câu cho đúng theo cấu trúc ngữ pháp?

  1. a) Trong toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến.
  2. b) Quảng Trị, nơi dừng chân đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trên hành trình về phương Nam, nơi xảy ra mùa hè 72 rực lửa.
  3. c) Sau khi ông ta tham gia vào Ban lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu của tỉnh đã đưa ra anh em bà con vào giữ những vị trí trọng yếu nên làm thất thoát hàng trăm triệu đồng.

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Từ những lỗi thường mắc trong tiếng Việt, em hãy nêu nguyên nhân người nước ngoài thường mắc lỗi ngữ pháp khi học tiếng Việt?

Câu 2: Phân biệt lỗi trật tự từ với biện pháp tu từ đảo ngữ trong sáng tác văn học. 

Câu 3: Từ việc đọc các văn bản truyện, truyện kí trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tầm quan trọng của kí ức trong đời sống tinh thần của mỗi người. Sau đó, trao đổi với bạn học cùng nhóm (lớp) và sửa lỗi thành phần câu trong đoạn văn (nếu có)

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây được xem là mắc lỗi về trật tự từ? Hãy đưa ra cách sửa lỗi cho trường hợp ấy.

  1. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
  2. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.
  3. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.
  4. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.
  5. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khoi gợi.
  6. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.
  7. Trong bài thơ “Tiếng thu”, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.
  8. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm các trường hợp vi phạm lỗi dùng từ hoặc trật tự từ trong một số văn văn bản báo chí. Phân tích lỗi sai và đưa ra đáp án sữa chữa.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9 Thực hành Tiếng Việt, Bài tập Ôn tập NV11 chân trời sáng tạo bài 9 Thực hành Tiếng Việt, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9 Thực hành Tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác