Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường. a) Hãy xác định vị

9.13. Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường.

a) Hãy xác định vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố.

b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của X, Y, Z.

c) So sánh tính base của các hydroxide của X, Y, Z.


a) Gọi số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z lần lượt là P1, P2, P3.

Trong đó P1 < P2 < P3. Ta có: P1 + P2 + P3 = 39 (I)

Và P2 = $\frac{P_{1}+P_{3}}{2}$ (II)

Giải hệ (I) và (II), ta được: P2 = 13 ⇒ Y là nhôm (Al).

Cấu hình electron của Y: $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{1}$

Ta có P1 < 13 < P3 và X, Y, Z thuộc cùng một chu kì nên P1 ≥ 11

⇒ P1 = 11 hoặc P1 = 12.

Khi P1 = 11 thì X là Na (sodium) không phù hợp vì Na tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường.

Khi P1 = 12 thì X là Mg (magnesium) phù hợp vì Mg không tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường. ⇒ cấu hình electron của X: $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}$

⇒ P3 = 14 và Z là Si (silicon), có cấu hình electron: $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{2}$

b) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần:

- Độ âm điện: Mg < Al < Si.

- Bán kính nguyên tử: Mg > Al > Si

c) Tính base: Mg(OH)2 > Al(OH)3 > H2SiO3.H2O

Mg(OH)là một base yếu, Al(OH)3 là hydroxide lưỡng lưỡng tính và H2SiO3.H2O là một acid yếu.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập hóa học 10 kết nối tri thức, giải SBT hóa học 10 KNTT, giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức với cuộc sống bài 9 Ôn tập chương 2

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác