Giải SBT Hoá 10 kết nối bài 16: Ôn tập chương 4

Hướng dẫn giải bài 16: Ôn tập chương 4 trang 42 SBT Hoá học 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

NHẬN BIẾT

16.1. Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất nhường electron được gọi là

A. chất khử.        B. chất oxi hoá.       C. acid.         D. base.

16.2. Iron có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(OH)3.     B. FeCl3.          C FeSO4.      D. Fe2O3.

16.3. Chromium(VI) oxide, CrO3, là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hoá mạnh. Số oxi hoá của chromium trong oxide trên là

A.0.        B . +6.              C.+2.            D. +3.

16.4. Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng

A. đốt cháy.    B. phân hủy.   C. trao đổi.   D. oxi hoá - khử.

16.5. Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là

A. H2.              B.ZnCl2.            C HCI.           D.Zn.

THÔNG HIỂU

16.6. Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hoá - 3 là

A.1.          B.3.          C.2.       D.4.

16.7. Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?

A.S.       B. SO2.     C. H2SO4.      D. H2S.

16.8. Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?

A.C.         B. CO2.        C. CaCO3.      D. CH4.

16.9. Hợp chất nào sau đây chứa hai loại nguyên tử iron với số oxi hoá +2 và +3?

A. FeO.      B. Fe3O4.      C. Fe(OH)3.          D. Fe2O3.

16.10. Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4. Số oxi hoá của nguyên tử S trong các phân tử trên lần lượt là

A. 0; +6, +4; +4; +6.             B.0; +6; +4, +2; +6.

C.+2, +6; +6; -2; +6.             D. -2; +6; +6; -2; +6.

VẬN DỤNG

16.11. Trong công nghiệp, một lượng zine được sản xuất theo phương pháp nhiệt luyện ở khoảng 1200°C theo phản ứng:

ZnO + C $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Zn + CO2

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử.

b) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

16.12. Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím.

Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2+ KMnO4 + H2O → H2SO4+ K2SO4 + MnSO4

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

16.13. Thực hiện các phản ứng sau:

(a) C + O2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2

(b) Al + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$  Al4C3

(c) C + CO2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO

(d) CaO + C $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CaC2 + CO2

Xác định phản ứng trong đó carbon vừa đóng vai trò chất oxi hóa vừa đóng vai trò chất khử. Lập phương trình hóa học của phản ứng đó theo phương pháp thăng bằng electron

16.14. Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và AI cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Clở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn.

a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X.

b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol electron các chất oxi hoá nhận trong quá trình phản ứng.

16.15. Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid.

Xét phản ứng đốt cháy:

FeS2 + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Fe2O3 + SO2

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

b) Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng đề đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite.

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập hóa học 10 kết nối tri thức, giải SBT hóa học 10 KNTT, giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức với cuộc sống bài 16: Ôn tập chương 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác