Quan sát Hình 32.1, hãy: Liệt kê các cơ quan trọng hệ tiêu hoá theo bảng sau ...

1. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA

Câu 1: Quan sát Hình 32.1, hãy:

1. Liệt kê các cơ quan trọng hệ tiêu hoá theo bảng sau:

1. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA

2. Trình bày sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá để thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.

1. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA


1) Các cơ quan quan trọng:

Hệ tiêu hóa ở người

Các cơ quan thuộc ống tiêu hóa

Các cơ quan thuộc tuyến tiêu hóa

Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Tuyến nước bọt, tuyến vị, gan, túi mật, tụy, tuyến ruột.

2) Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa để thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn:

- Thức ăn khi vào khoang miệng được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và hoạt động đảo trộn ở lưỡi. Tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.

- Hầu tham gia vào cử động nuốt và chuyển thức ăn xuống thực quản, thực quản đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày.

- Dạ dày co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị. Enzyme pepsin của tuyến vị giúp biến đổi một phần protein trong thức ăn.

- Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống chuyển xuống ruột non, tại đây có ba loại dịch là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột chứa các enzyme giúp biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Phần lớn các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột non, phần thức ăn còn lại sau khi hấp thụ sẽ được chuyển xuống ruột già sẽ được hấp thụ lại nước và một số muối khoáng; cô đặc chất bã, tạo phân và thải ra ngoài thông qua hậu môn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác