Qua văn bản, em có cảm nhận như thế nào về những câu ca dao tục ngữ trên?
Câu hỏi 12: Qua văn bản, em có cảm nhận như thế nào về những câu ca dao tục ngữ trên?
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Khác với ca dao - dân ca thiên về biểu hiện tình cảm con người, tục ngữ mang tính trí tuệ, triết lí. Những triết lí, trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi.
Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội.
Về hình thức, tục ngữ là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn, thể hiện một nhận xét, một phán đoán, đúc kết một quy luật nào đó. Tục ngữ rất ngắn gọn,. Kết cấu tiếng và âm trong tục ngữ bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ và dễ lưu truyền.
Đa số tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chỉ có nghĩa đen, nghĩa cụ thể trực tiếp gắn với hiện tượng mà nó phản ánh. Tuy vậy, vẫn có một vài câu ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng, nghĩa gián tiếp, ví ngầm, biểu tượng. Nhân dân ta sáng tác tục ngữ để làm gì ? Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để cho lời nói thêm hay, thêm sinh động, sâu sác, gây ấn tượng đối với người nghe.
Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng: bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những cân tục ngữ về thiên nhiên và lao dộng sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp.
Những câu tục ngữ ấy là hài học thiết thực, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết vù nâng cao năng suất lao động.
Bình luận