Hoàn thành bảng tóm tắt đặc điểm phát triển (về lao động, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, kĩ thuật sản xuất,...) của một số nhóm làng nghề theo gợi ý dưới đây vào vở ghi

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: Hoàn thành bảng tóm tắt đặc điểm phát triển (về lao động, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, kĩ thuật sản xuất,...) của một số nhóm làng nghề theo gợi ý dưới đây vào vở ghi.

STT

Nhóm

Đặc điểm phát triển

Tên làng nghề

1

Chế biến, bảo quản nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

?

?

2

Sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ

?

?

3

Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ

?

?


STT

Nhóm

Đặc điểm phát triển

Tên làng nghề

1

Chế biến, bảo quản nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

- Thuộc nhóm này có các làng nghề: làm bánh, kẹo; làm bún, miến, bánh đa, làm nem, giò, chả; chế biến chè, thuốc nam, làm tương, nước mắm

- Các làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

- Ở các làng nghề này, quá trình sản xuất đã áp dụng nhiều loại máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu chính là các loại nông, lâm, thuỷ sản sẵn có tại địa phương. Sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là chủ yếu (chiếm 95%), trong đó có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

,... Số lượng làng nghề nhiều, gắn liền với các đặc sản: cốm Vòng (Hà Nội), bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh), đường thốt nốt Châu Lăng (An Giang), nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang),...

2

Sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ

- Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ gồm làng nghề chạm khắc, chế tác đá; kim hoàn; sơn mài, làm giấy; tranh dân gian (trên giấy, trên kiếng)....

- Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều làng nghề sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ nhất cả nước, tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Khoảng 15% sản phẩm thủ công mĩ nghệ của làng nghề đã có mặt ở nước ngoài, đặc biệt được ưa chuộng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU vì sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương và dân tộc.

- Quá trình sản xuất của làng nghề đã ứng dụng nhiều máy móc, thiết bị nhưng những khâu cơ bản gần như không thay đổi để giữ lại đặc trưng riêng của sản phẩm. Lao động thủ công là chính với những đòi hỏi cao về tay nghề, sự tỉ mỉ, sáng tạo và chuyên môn hoá sâu.

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển, làng nghề nhóm này cần chú trọng công tác bảo tồn các bí quyết truyền thống, truyền nghề và đào tạo nghề cho người lao động.

Số lượng làng nghề thuộc nhóm này còn lại không nhiều, nhưng đều là những làng nghề có truyền thống lâu đời như: chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)....

3

Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều làng nghề thuộc nhóm này nhất cả nước, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

- Sản phẩm của làng nghề nhóm này chủ yếu là các vật dụng tiêu dùng phục vụ đời sống hằng ngày, trong đó 22,5% được tiêu thụ ở thị trường ngoài nước (tỉ lệ hàng xuất khẩu so với tổng sản phẩm sản xuất được của ngành hàng gốm sứ, mây tre là trên 70%, cói lục bình khoảng 50%). Do nhu cầu lớn nên đây cũng là nhóm làng nghề có tỉ lệ nguyên, vật liệu ngoại nhập khá cao (trên 12%), đặc biệt cao ở các làng nghề sản xuất đồ gỗ, dệt, may. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến phát triển với số lượng doanh nghiệp nhiều nhất trong các nhóm làng nghề.

Đây là nhóm làng nghề có số lượng nhiều nhất với nhiều ngành nghề khác nhau: lụa Vạn Phúc (Hà Nội), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), nón lá Vân Thê (Thừa Thiên Huế), gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận),

 


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác