Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm của làng nghề. Nêu ví dụ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm của làng nghề. Nêu ví dụ.


- Gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn

+ Mối quan hệ giữa làng nghề với nông nghiệp và nông thôn được thể hiện ở nguồn gốc sản phẩm; nguyên, vật liệu; đặc điểm lao động; thị trường tiêu thụ và địa bàn sản xuất của làng nghề.

+ Hầu hết các sản phẩm của làng nghề, lúc đầu đều được sản xuất trên cơ sở tận dụng lao động, nguyên liệu tại chỗ và thời gian rảnh rỗi lúc nông nhàn, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người nông dân. Vì thế, nông nghiệp, nông thôn vừa là nguồn cung cấp nguyên, vật liệu, lao động vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của làng nghề.

+ Trước đây, nghề phụ khi đã trở thành nghề chính, đã tách khỏi nông nghiệp nhưng vẫn không rời khỏi nông thôn. Các gia đình trong làng vừa làm ruộng, vừa làm nghề. Họ có thể tự mình trồng trọt, chăn nuôi hoặc thuê mướn người làm nông nghiệp cho gia đình. Đến thời kì công nghiệp hoá, nhiều làng nghề đã thành phố nghề, nhưng phần lớn các làng nghề ở nước ta vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn.

- Cơ cấu ngành nghề đa dạng, sản phẩm phong phú, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao 

+ Theo ngành nghề sản xuất và loại hình sản phẩm, làng nghề được phân thành nhiều nhóm, tương ứng với các ngành nghề nông thôn khác nhau.

+ Sản phẩm của làng nghề phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và giá cả, từ hàng bình dân đến hàng cao cấp, từ công cụ sản xuất thô sơ đến máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến.

+ Bên cạnh giá trị sử dụng, sản phẩm của các làng nghề truyền thống còn có giá trị nghệ thuật cao. Mỗi sản phẩm có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng trong đó những đặc sắc về văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo của từng làng quê. Nhiều sản phẩm được coi là bảo vật của gia đình, dòng họ.

- Quy mô sản xuất nhỏ

+ Mục đích xuất hiện ban đầu của làng nghề là tận dụng các nguồn lực ở nông thôn nên sản xuất ở đây thường có quy mô nhỏ, thể hiện ở số lao động, mặt bằng sản xuất và doanh thu.

+ Hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu ở làng nghề.

+ Với hình thức này, hầu như các thành viên trong gia đình đều được huy động tham gia sản xuất. Trung bình mỗi hộ có khoảng 2 – 3 lao động thường xuyên.

+ Khu vực sản xuất ở làng nghề thường nằm xen lẫn với khu dân cư. Diện tích đất bình quân của mỗi hộ sản xuất dao động từ 250 đến 1200 m² tuỳ theo nhóm ngành nghề.

+ Phần lớn các cơ sở sản xuất ở làng nghề có doanh thu không lớn, tương ứng với quy mô lao động và mặt bằng sản xuất nhỏ.

- Kĩ thuật sản xuất chủ yếu là thủ công với nhiều bí quyết truyền thống

+ Công cụ sản xuất ở làng nghề trước đây thường rất đơn giản, thô sơ (thậm chí người thợ cũng có thể tự tạo ra). 

+ Hiện nay, rất nhiều công đoạn sản xuất đã được cơ giới hoá nhưng kĩ thuật sản xuất chính vẫn dựa chủ yếu vào đôi tay khéo léo của người thợ với những bí quyết truyền thống độc đáo. 

=> Vì thế, dù cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng quy trình sản xuất ở mỗi làng nghề cũng không giống nhau.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác