Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:

  1. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

  1. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

  2. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.


  1. Phép đối được thể hiện qua từ “đi- về” đã thể hiện  hình ảnh đối lập “đi” và “về” khiến khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng xa hơn. Từ đó, càng thấm thía hơn tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

  2. Phép đối lập thể hiện qua hai từ “ mây- núi” diễn tả dòng mây biếc tuôn không ngừng chính là dòng lệ đau khổ, bất lực đến nghẹn ngào của người vợ. Còn ngọn núi xanh thì chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa đã ép người chồng phải rời xa gia đình, quê hương để dấn thân đến nơi nguy hiểm. Khiến người vợ phải đau khổ nhớ chồng da diết.

  3. Phép đối thể hiện qua hai từ “ngoảng- trông” thể hiện tình cảm sâu đậm của hai vợ chồng,Tuy không thể nhìn thấy nhau, nhưng họ lại cùng thực hiện hành động ngoảnh lại - trông sang. Hành động ấy, cho chúng ta cảm nhận được sự khăng khít yêu thương đồng lòng của hai vợ chồng. 


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 1 Ôn tập bài 2: Những cung bậc tâm trạng (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác