Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 9 KNTT bài: Ôn tập học kì I

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Nêu những đặc điểm nhận biết về nghị luận xã hội và nghị luận văn học?

Câu 2: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hình tượng người phụ nữ ngày xưa?


Câu 1:

Để phân biệt nghị luận xã hội và nghị luận văn học chúng ta sẽ xem xét trên cơ sở bằng chứng và lí lẽ của từng dạng, cụ thể như sau: 

Tiêu chí

Nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Lí lẽ

- Dựa trên các lập luận logic, chặt chẽ.

 - Sử dụng các kiến thức về xã hội, đời sống, khoa học...

 - Dựa trên các phân tích, lý giải về tác phẩm văn học. 

- Sử dụng các kiến thức về văn học, nghệ thuật...

Bằng chứng

- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, xác thực như: 

- Số liệu thống kê. 

- Ví dụ thực tế. 

- Phát biểu của các chuyên gia...

- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, sinh động như: 

+ Trích dẫn từ tác phẩm. 

+ Phân tích chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ...

Câu 2:

Phụ nữ là một nửa của thế giới, mang một vai trò vô cùng quan trọng. Khi xã hội bước vào thời kỳ hiện đại, đã có những sự thay đổi vô cùng ngoạn mục về mọi mặt, và thân phận người phụ nữ cũng vậy. Sự thay đổi đầu tiên mà chúng ta có thể đơn giản thấy được đó là từ kiểu tóc, quần áo, trang sức...của người phụ nữ hiện đại vô cùng đẹp và bắt mắt hơn nhiều, phóng khoáng hơn. Điều đó nhờ vào việc sự phát triển của kinh tế, xã hội, tư duy con người đã tiên tiến hơn nhiều. Thân phận người phụ nữ thì lại là sự thay đổi lớn nhất. Thay vì không được đi học, ở nhà chăm con, làm việc nhà và phụ thuộc vào chồng, tiếng nói không có một chút giá trị như thời phong kiến thì giờ đây họ cũng đã được đi học, lao động, cống hiến xây dựng xã hội ngang bằng nam giới. Họ cũng có những tiếng nói và địa vị nhất định trong xã hội. Đây là một sự phát triển mạnh mẽ về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Ngay giờ đây, phụ nữ đã có thể tùy ý làm những điều mình thích, thể hiện những gì mình muốn, thực hiện ước mơ và khát vọng của chính mình. Trái ngược hẳn lại với ngày nay, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước kia luôn phải chịu sự chà đẹp mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ luôn phải chịu một sự tủi nhục, vùi dập của những thế lực phong kiến, nhất là thế lực địa vị và tiền bạc. Họ sinh ra tuy trong hình hài của con người nhưng không được tự quyết một điều gì, luôn phải phó mặc số phận của mình cho người khác. Hình ảnh Thúy Kiều của Nguyễn Du đã phản ánh rất rõ điều đó, tuy nàng tài sắc vẹn toàn nhưng nhà lại nghèo, phải hy sinh đi tình yêu đậm sâu của mình để bán mình chuộc cha, chịu cảnh sống không bằng chết. Trải qua bao nhiêu năm phát triển, thân phận người phụ nữ đã được cải thiện vô cùng, em rất biết ơn khi được sinh ra trong thời kỳ bình đẳng giới được đề cao.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác