Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 9 KNTT bài: Ôn tập học kì I

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Truyện truyền kì là gì?

Câu 2: Yếu tố kì ảo có tác dụng gì trong truyện dân gian Việt Nam?

Câu 3: Nêu khái niệm và ví dụ về biện pháp tu từ chơi chữ?

Câu 4: Thống kê tên các tác phẩm, tác giả, nội dung, đặc điểm hình thức của các tác phẩm thơ?

Câu 5: So sánh giữa truyện truyền kì và truyện thơ Nôm?


Câu 1:

- Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Truyện truyền kì thuộc bộ phận văn học viết, tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo, các tác giả cũng sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian.

- Trong mỗi truyện truyền kì, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. Qua những chi tiết kì ảo, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

Câu 2:

- Khơi gợi trí tưởng tượng: Các yếu tố kì ảo giúp kích thích trí tưởng tượng của người đọc, tạo ra những khung cảnh, nhân vật và tình huống đặc biệt mà thực tế khó có thể xảy ra.

- Giáo dục và truyền tải giá trị văn hóa: Những câu chuyện có yếu tố kì ảo thường chứa đựng những bài học cuộc sống, giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp người nghe nhận thức rõ hơn về các quy tắc xã hội.

- Mang tính giải trí: Các yếu tố kì ảo thường mang lại sự thú vị, hấp dẫn cho câu chuyện, giúp người nghe cảm thấy thích thú và không nhàm chán.

- Phản ánh tâm lý và niềm tin dân gian: Những yếu tố kì ảo thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh, ma quái hay những thế lực siêu nhiên, phản ánh quan điểm và tâm tư của người dân trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

- Tạo dựng xung đột và kịch tính: Yếu tố kì ảo thường tạo ra những cuộc đối đầu giữa các nhân vật với thế giới siêu nhiên, gây ra xung đột và kịch tính, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

- Khám phá bản thân và mối quan hệ con người: Trong nhiều câu chuyện, các yếu tố kì ảo giúp nhân vật khám phá bản thân, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và mối quan hệ với người khác.

Câu 3:

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 

Ví dụ:

Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp

Đuối như trái chuối

Sành điệu như củ kiệu

Tôi yêu Việt Nam "đồng"

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu 4:

Tác phẩm

Tác giả

Nội dung

Đặc điểm hình thức

Sơn Tinh -Thủy Tinh

Nguyễn Nhược Pháp

- Bài thơ đã tái hiện lại cuộc giao tranh giành Mỵ Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Từ đó cho thấy tình yêu của thần cũng giống con người, cũng yêu và trải qua những ghen tuông, thất bại trong tình yêu. Và cũng qua đó lý giải hiện tượng bão lũ hàng năm của tự nhiên.

- Ngôn từ hấp dẫn, cách miêu tả sinh động.

- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Cách kể chuyện qua những vần thơ đầy lôi cuốn, hấp dẫn.

Nỗi niềm chinh phụ

Đặng Trần Côn

Nỗi niềm người chinh phụ có chồng đi chinh chiến

Được viết theo thể thơ song thất lục bát

Tiếng Đàn Mưa

Bích Khê

Nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ

Thể thơ 5 chữ giàu chất gợi hình, gợi tả.

Kim Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều

- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật,.

- Thể thơ lục bát

- Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại bằng phương pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nên giá trị của đoạn

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Lục Vân Tiên gặp một toán cướp ức hiếp một cô gái nhà lành và sự nghĩa hiệp của chàng

Truyện thơ Nôm

Tự Tình

Hồ Xuân Hương

Nỗi cô đơn sầu tủi của cô gái.

Thể thơ Thất ngôn bát cú

Câu 5:

Tiêu chí

Truyện truyền kì

Truyện thơ Nôm

Chữ viết

Chữ Hán

Chữ Nôm

Nhân vật

Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.

Nhân vật của truyện thơ Nôm thường chia thành hại tuyến: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, bảo thủ).

Ngôn ngữ

- Giàu hình ảnh, biểu cảm.

- Sử dụng nhiều điển tích, thành ngữ.

- Giọng văn trang trọng, thể hiện tính chất nghiêm túc của tác phẩm.

- Giàu tính nhạc điệu, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

- Giọng văn đa dạng, phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác