Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Hóa học 12 cd bài 4: Tính chất hóa học của carbohydrate

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624:2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m2 kính) phải đạt tối thiểu 0,7 g m-2. Một công ty cần sản xuất 10 000 m2 gương có độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g m-2. Biết rằng lớp bạc được tạo thành qua phản ứng giữa silver nitrate và glucose trong điều kiện thích hợp với hiệu suất phản ứng 90%. Tính lượng silver nitrate và lượng glucose cần sử dụng để sản xuất 10 000 m2 gương trên.

Câu 2: Hàm lượng glucose có trong mẫu dược phẩm có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với iodine như sau: Cho một thể tích chính xác dung dịch chứa glucose vào một thể tích chính xác và dư nước iodine. Sau đó, thêm vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch X, rồi vừa lắc vừa nhỏ từ từ dung dịch sodium thiosulfate (Na2S2O3) có nồng độ xác định vào dung dịch ở trên đến khi mất màu xanh thì dừng lại. Ghi thể tích dung dịch sodium thiosulfate đã tiêu tốn. Biết rằng, glucose phản ứng với iodine tương tự như với bromine và phản ững giữa iodine với sodium thiosulfate xảy ra như sau: I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa glucose và iodine.

b) Dự đoán chất X trong thí nghiệm trên là gì và X có vai trò gì trong thí nghiệm.

c) Trình bày nguyên tắc xác định hàm lượng glucose trong thí nghiệm trên.


Câu 1:

Khối lượng bạc để phủ 10000 m2 gương là: 10000.0,72:1 = 7200 gam.

Số mol Ag là: 7200:108 = Tech12h mol.

Phương trình hoá học: 

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NHO3

Khối lượng AgNO3 cần tìm là: Tech12hgam.

Khối lượng glucose cần tìm là: Tech12h gam.

Câu 2: 

a) Phương trình hoá học:

CH2OH[CHOH]4CHO + I2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HI

b) Chất X trong thí nghiệm trên là hồ tinh bột, có vai trò là chất chỉ thị cho phản ứng giữa iodine và sodium thiosulfate. Khi còn iodine, dung dịch có màu xanh (là màu của phức chất giữa tinh bột và iodine). Kết thúc chuẩn độ, dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu.

c) Dựa vào thể tích sodium thisulfate tiêu tốn và nồng độ (đã biết) của dung dịch, tính được lượng sodium thiosulfate và suy ra lượng iodine còn dư sau phản ứng với glucose. Do lượng iodine ban đầu đã biết nên tính được lượng iodine đã tham gia phản ứng với glucose, từ đó tính được lượng glucose có trong mẫu.  


Bình luận

Giải bài tập những môn khác