Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst bài 8: Mở rộng vốn từ Công dân

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Hãy chọn các từ chỉ công dân trong những câu dưới đây?

a) Mẹ Thảo là y tá làm việc ở bệnh viện.

b) Bạn Trang vẽ đẹp như một họa sĩ

c) Người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt gạo, chúng ta phải trân tọng công sức đó.

Câu 2: Xếp các từ chứa tiếng “công” sau và 2 nhóm thích hợp: công dân, công chứng, công cộng, công minh, công bằng, công tâm, công lí

a) Công có nghĩa là của nhà nước, của chung

b) Công có nghĩa là không thiên vị

Câu 3: Chọn các từ phù hợp dưới đây và điền vào chỗ trống: công nhân, công trường, công cộng, công tâm.

a) Chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung ở những nơi ..............

b) Anh chị em ............... nhà máy dệt đang hăng hái làm việc cho kịp tiến độ.

c) Xưa có một ông quan nổi tiếng là xét xử .................. dân trong vùng ai có chuyện gì khúc mắc đều tìm tới ông nhờ phân xử.

d) Anh ấy đã ra .............. đã giám sát thi công từ sớm.

Câu 4: Có thể thay thế từ “công dân” trong câu dưới đây bằng một từ trong số các từ đồng nghĩa sau không: nhân dân, dân chúng, dân không? Vì sao?

“Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta.”


Câu 1: 

a) Y tá

b) Họa sĩ

c) Người nông dân

Câu 2: 

a) Công có nghĩa là của nhà nước, của chung: công dân, công cộng, công chúng

b) Công có nghĩa là không thiên vị: công bằng, công lí, công minh, công tâm

Câu 3: 

a) công cộng

b) công nhân

c) công tâm

d) công trường

Câu 4: 

Không thể thay thế từ “công dân” trong câu văn trên bằng một từ đồng nghĩa khác vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập” khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác