Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 12 kntt bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Em hãy nêu định nghĩa về pháp luật quốc tế.
Câu 2: Em hãy nêu nguyên nhân pháp luật quốc tế ra đời.
Câu 3: Pháp luật quốc tế có những vai trò nào?
Câu 4: Em hãy kể tên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
Câu 5: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận tại đâu?
Câu 6: Em hãy nêu nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc giải quyết trình chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 7: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác được quy định như thế nào trong luật pháp quốc tế?
Câu 8: Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong những lĩnh vực nào để đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế cũng như tôn trọng các quyền con người?
Câu 9: Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc quy định như thế nào về quyền tự quyết của các dân tộc trong việc lựa chọn chế độ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, và các quốc gia có nghĩa vụ gì trong việc tôn trọng quyền này theo Hiến chương Liên hợp quốc?
Câu 10: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, và các quốc gia phải tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế nào để đảm bảo hòa bình và tôn trọng lẫn nhau?
Câu 11: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế yêu cầu các quốc gia phải thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình như thế nào theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế?
Câu 12: Luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ như thế nào?
Câu 1:
Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Câu 2:
- Nguyên nhân: do mong muốn duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình, thừa nhận và bảo vệ quyền con người, giải quyết các vụ tranh chấp, phát triển mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác giữa các quốc gia,...
- Các chủ thể của pháp luật quốc tế đã thoả thuận với nhau một cách bình đẳng và tự nguyện để xây dựng nên một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lí cho sự hợp tác và đấu tranh giữa các chủ thể đó.
Câu 3:
Pháp luật quốc tế có những vai trò cơ bản sau:
- Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội,...) của đời sống quốc tế nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới.
- Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
- Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
Câu 4:
Pháp luật quốc tế có các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
- Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.
- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
- Tất cả các quốc gia khi thiết lập quan hệ với các quốc gia khác trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ các nguyên tắc này.
Câu 5:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1970.
Câu 6:
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ từ bỏ việc dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào. Việc dùng hoặc đe doạ dùng vũ lực để chống lại quốc gia khác sẽ là sự vi phạm pháp luật quốc tế và không bao giờ được sử dụng để giải quyết các vấn đề quốc tế.
Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công li quốc tế. Do vậy, các quốc gia sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên lựa chọn.
Câu 7:
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp, và với bất kì lí do nào vào các công việc đối nội hoặc đối ngoại của một quốc gia khác. Vì thế, can thiệp quân sự và tất cả các hình thức can thiệp hoặc mưu toan đe doạ nhằm chống lại phẩm cách của quốc gia hoặc chống lại cơ sở chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia đó sẽ được coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Không một quốc gia nào có thể sử dụng hoặc khuyến khích việc sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc bất kì cách thức nào khác nhằm cưỡng ép quốc gia khác để từ đó có được sự lệ thuộc vào việc thực hiện các quyền chủ quyền của mình và bảo đảm lợi thế của mình dưới bất kì hình thức nào.
Câu 8:
Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế như kinh tế, văn hoá, kĩ thuật và thương mại để gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế; khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo; khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá. Ngoài ra, các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc còn có nghĩa vụ hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc.
Câu 9:
Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc quy định tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá của mình mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài; tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này, phù hợp với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Các quốc gia, dân tộc đều có quyền tự quyết, đồng thời đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc khác. Không quốc gia nào được phép lợi dụng sự ảnh hưởng về kinh tế hoặc chính trị của mình để khống chế các dân tộc khác, bắt quốc gia, dân tộc khác phải phụ thuộc mình.
Câu 10:
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia quy định tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lí, Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn; Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác; Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm; Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của mình; Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hoà bình với các quốc gia khác.
Câu 11:
Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế quy định mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung và trong những thoả thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.
Câu 12:
- Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
- Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế. Luật quốc gia tạo cơ sở cho sự hình thành và góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế. Quy định trong các đạo luật của quốc gia phải phù hợp, không được trải với quy định của pháp luật quốc tế.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận