Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 12 kntt bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. 

Câu 2: Điều kiện về độ tuổi kết hôn của công dân được quy định như thế nào?

Câu 3: Việc kết hôn của công dân cần tuân theo nguyên tắc gì để được công nhận hợp pháp?

Câu 4: Những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm trong việc kết hôn?

Câu 5: Việc kết hôn không tuân thủ điều kiện đăng ký sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Câu 6: Nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ, một chồng có ý nghĩa như thế nào đối với quyền kết hôn của công dân?

Câu 7: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.

Câu 8: Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái? Ngược lại, con cái có quyền và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ?

Câu 9: Anh, chị, em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhau?

Câu 10: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của ông, bà đối với cháu và của cháu đối với ông, bà.


Câu 1: 

  • Công dân có quyền tự do kết hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn để chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật. 
  • Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật trong kết hôn, li hôn; phải tôn trọng quyền kết hôn, li hôn của người khác.

Câu 2: 

          Theo quy định của pháp luật, nam giới chỉ được phép kết hôn khi đủ 20 tuổi trở lên, và nữ giới chỉ được phép kết hôn khi đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 3: 

Việc kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên, không bên nào được ép buộc hay lừa dối bên còn lại. Ngoài ra, việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nếu không đăng ký, việc kết hôn không có giá trị pháp lý và quan hệ hôn nhân sẽ không được Nhà nước thừa nhận hoặc bảo vệ.

Câu 4: 

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở người khác trong việc kết hôn. Nếu vi phạm, công dân sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng.

Câu 5: 

Nếu việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, nó sẽ không có giá trị pháp lý. Quan hệ hôn nhân của cặp đôi đó sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Câu 6: 

          Nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bảo đảm tính chung thủy và sự bình đẳng trong quan hệ hôn nhân. Công dân phải tuân thủ nguyên tắc này và không được phép kết hôn với người khác khi đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp trước đó.

Câu 7: 

          Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; có nghĩa vụ yêu thương, chung thuỷ, tôn trọng lẫn nhau; có quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.

Câu 8: 

  • Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
  • Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; có bổn phận kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ; có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.

Câu 9: 

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình.

Câu 10:

Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác