Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 8 Kết nối bài 22: Mạch điện đơn giản (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 bài 22 Mạch điện đơn giản (P2)-sách Vật lí 8 kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Chiều dòng điện là chiều từ………………..qua…………..và………………tới của nguồn điện

  • A. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện
  • B. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm
  • C. Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương
  • D. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng

Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của các hạt mang điện tích gọi là:

  • A. Dòng điện. 
  • B. Dòng điện không đổi.
  • C. Dòng điện một chiều. 
  • D. Dòng điện xoay chiều. 

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng

Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc – qui là:

  • A. Dòng điện không đổi.
  • B. Dòng điện một chiều. 
  • C. Dòng điện xoay chiều.
  • D. Dòng điện biến thiên. 

Câu 4: Chọn câu đúng

  • A. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
  • B. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
  • C. Dòng điện trong mạch có chiều cùng với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn kim loại
  • D. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn kim loại

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng

Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là:

  • A. Dòng điện không đổi.
  • B. Dòng điện một chiều
  • C. Dòng điện xoay chiều.
  • D. Dòng điện biến thiên

Câu 6: Chọn câu sai:

  • A. Đơn vị của cường độ dòng điện được đặt theo tên nhà bác học người Pháp Ampe
  • B. Với dòng điện cường độ 1 A chạy qua dây dẫn kim loại thì có 1 electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của dây dẫn đó trong 1 giây
  • C. Mỗi dòng điện sẽ hoạt động bình thường nếu dòng điện chạy qua nó có cường độ định mức
  • D. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

Câu 7: Đâu không phải thiết bị điện:

  • A. Ô tô.
  • B. Điot.
  • C. Chuông điện.
  • D. Công tắc

Câu 8: Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là ?

  • A. Công tắc.
  • B. Cầu dao.
  • C. Biến trở.
  • D. Mạch điện

Câu 9: Điền vào chỗ trống: "Cầu dao tự động cũng có tác dụng ngắt mạch như cầu chì, và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khi dòng điện đột ngột ..."

  • A. Giảm quá mức.
  • B. Tăng quá mức. 
  • C. Thay đổi liên tục.
  • D. Đáp án khác. 

Câu 10: Cầu chì có tác dụng gì?

  • A. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.
  • B. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
  • C. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
  • D. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.

Câu 11: Để ngắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể can thiệp trực tiếp, ta sử dụng?

  • A. Rơ le.
  • B. Cầu chì.
  • C. Biến áp.
  • D. Vôn kế. 

Câu 12: Điền vào chỗ trống: "Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và ..."

  • A. Ngắt mạch điện.
  • B. Đổi chiều dòng điện
  • C. Cảnh báo sự cố xảy ra.
  • D. Cung cấp điện

Câu 13: Rơ le có tác dụng nào sau đây?

  • A. Thay đổi dòng điện. 
  • B. Đóng, ngắt mạch điện.
  • C. Cảnh báo sự cố.
  • D. Cung cấp điện.

Câu 14: Chuông điện thường được đặt ở vị trí nào trong nhà? 

  • A. Cửa nhà. 
  • B. Phòng ngủ. 
  • C. Ban công.
  • D. Sân nhà. 

Câu 15:Nhằm mô tả đơn giản một mạch điện và lắp mạch điện đúng yêu cầu, người ta sử dụng?

  • A. Kí hiệu.
  • B. Số đo.
  • C. Công thức.
  • D. Đáp án khác. 

Câu 16: Thiết bị số (1) trong hình sau là gì?

c

  • A. Bóng đèn.
  • B. Công tắc mở.
  • C. Điện trở.
  • D. Nguồn điện. 

Câu 17: Thiết bị số (2) trong hình ở Câu 16 là gì?

  • A. Bóng đèn.
  • B. Công tắc mở.
  • C. Điện trở.
  • D. Nguồn điện. 

Câu 18: Thiết bị số (3) trong hình ở Câu 16 là gì?

  • A. Bóng đèn.
  • B. Công tắc mở.
  • C. Điện trở.
  • D. Nguồn điện. 

Câu 19: Thiết bị số (4) trong hình ở Câu 16 là gì?

  • A. Bóng đèn.
  • B. Công tắc mở.
  • C. Điện trở.
  • D. Nguồn điện. 

Câu 20: Cấu tạo cơ bản của cầu chì?

  • A. Dây chì.
  • B. Dây đồng.
  • C. Dây sắt.
  • D. Dây thép. 

Câu 21: Điền vào chỗ trống: "Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị ... (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi)."

  • A. Thay đổi dòng điện.
  • B. Đóng, mở mạch điện. 
  • C. Tiêu thụ năng lượng điện.
  • D. Bảo vệ mạch điện. 

Câu 22: Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối (hình bên). Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?

  • A. Nối đèn pin với pin
  • B. Không thể làm đèn pin phát sáng
  • C. Ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch hở
  • D. Ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch kín.

Câu 23: Dải kim loại rất mỏng (thường là đồng hoặc đồng thau) được đặt khắp đèn pin có tác dụng gì?

  • A. Điều chỉnh ánh sáng.
  • B. Bảo vệ đèn pin. 
  • C. Tạo ra kết nối điện giữa các bộ phận.
  • D. Tất cả đáp án trên. 

Câu 24: Chuông điện có công dụng gì?

  • A. Mở dòng điện.
  • B. Ngắt dòng điện. 
  • C. Phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua.
  • D. Tất cả đáp án trên. 

Câu 25: Thiết bị bảo vệ mạch điện và cảnh báo sự cố?

  • A. Cầu dao tự động.
  • B. Bóng đèn.
  • C. Pin.
  • D. Acquy

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác