Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học ứng dụng 12 Kết nối bài 6: Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức bài 6: Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với quy định của pháp luật được nêu trong văn bản nào?

  • A. Quyết định số 874-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021.
  • B. Quyết định số 874-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2019.
  • C. Quyết định số 847-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021.
  • D. Quyết định số 784-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2020.

Câu 2: Phương án nào sau đây không là công cụ giao tiếp trong không gian mạng?

  • A. Mạng xã hội.
  • B. Hội nghị truyền hình.
  • C. Thư giấy.
  • D. FaceTime.

Câu 3: Giao tiếp trong không gian mạng giúp mở rộng kết nối xã hội như thế nào?

  • A. Không gian mạng cung cấp nhiều công cụ giao tiếp trực tuyến như hội nghị truyền hình, nhắn tin nhanh, thư điện tử, mạng xã hội, ...
  • B. Những người sống xa nhau có thể giao tiếp với nhau mọi lúc, mọi nơi, miễn là có kết nối mạng.
  • C. Điện thoại video giúp con người gần nhau hơn khi không có điều kiện sống cùng nhau.
  • D. Giúp xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp bằng cách thông qua các kênh truyền thông xã hội, tạo ấn tượng tốt để thu hút khách hàng và bạn bè.

Câu 4: Vì sao lại nói giao tiếp trong không gian mạng ẩn chứa nhiều nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư?

  • A. Trong không gian mạng, người sử dụng có thể dễ dàng giấu mặt, tạo ra các bản sao không đầy đủ của bản thân hoặc giả mạo thông tin, làm cho người khác khó đánh giá được tính chân thật của thông tin và sự thật về người đối diện.
  • B. Mất kết nối mạng dẫn đến giao tiếp bị trì hoãn hoặc bị gián đoạn.
  • C. Dữ liệu bị xâm phạm khiến các thông tin riêng tư và nhạy cảm bị rò rỉ hoặc bị tấn công bởi những kẻ xấu.
  • D. Thư điện tử hay tin nhắn có thể gây khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc và dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.

Câu 5: Chia sẻ thông tin chính xác và đáng tin cậy, tránh lan truyền thông tin sai lệch hoặc tin đồn thể hiện khía cạnh nào trong việc ứng xử nhân văn trong không gian mạng?

  • A. Lịch sử.
  • B. Thấu hiểu.
  • C. Tôn trọng.
  • D. Hỗ trợ.

Câu 6: Em cần ứng xử như thế nào để thể hiện sự tôn trọng khi giao tiếp trong không gian mạng?

  • A. Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể hiểu được những suy nghĩ, tình cảm, vấn đề của họ.
  • B. Không sử dụng ngôn từ nhạy cảm, lăng mạ, châm chọc, phỉ bảng hoặc phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo,…
  • C. Không châm chọc hoặc làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương.
  • D. Gửi những lời động viên chân thành, những tin nhắn an ủi khi người khác đang gặp khó khăn.

Câu 7: Em cần lầm gì để hình thành thói quen ứng xử nhân văn trong không gian mạng?

  • A. Đối xử với người khác theo cách mà mình muốn.
  • B. Tự kiểm điểm, cải thiện hành vi trực tuyến của mình.
  • C. Làm theo ý muốn cá nhân, không tôn trọng ý kiến của người khác.
  • D. Sử dụng ngôn từ và cách viết tuỳ hứng.

Câu 8: Khi tham một cuộc thảo luận trên mạng xã hội, em cần ứng xử như thế nào?

  • A. Tự ý trao đổi thông tin riêng tư trong thư điện tử giữa hai người với bên thứ ba.
  • B. Mặc quần áo lịch sự và không để lộ những vật dụng hoặc cảnh quan không phù hợp.
  • C. Sử dụng ngôn từ khiêu khích khi không đồng tình với ý kiến của người khác.
  • D. Nếu có ý kiến trái ngược, cần trao đổi một cách lịch sự trên tinh thần tôn trọng quan điểm của người khác.

Câu 9: Phương án nào sau đây không là tình huống sử dụng giao tiếp trong không gian mạng?

  • A. Tham gia một cuộc họp trực tuyến.
  • B. Tới thăm nhà họ hàng.
  • C. Nộp bài tập bằng thư điện tử.
  • D. Trò chuyện nhóm trên Facebook.

Câu 10: Trợ lí ảo được phát triển đặc biệt cho hệ điều hành Windows là

  • A. Siri.
  • B. Cortana.
  • C. Bixby.
  • D. Alexa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác