Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chu kì tế bào là

  • A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.
  • B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.
  • C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.
  • D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Câu 2: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là

  • A. G1, G2, S, nguyên phân.
  • B. G1, S, G2, nguyên phân.
  • C. S, G1, G2, nguyên phân.
  • D. G2, G1, S, nguyên phân.

Câu 3: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là

  • A. giống hệt tế bào mẹ (2n).
  • B. giảm đi một nửa (n).
  • C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).
  • D. gấp ba tế bào mẹ (6n).

Câu 4: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?

  • A. Kì đầu II.
  • B. Kìgiữa I.
  • C. Kìsau I.
  • D. Kìđầu I.

Câu 5: Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là

  • A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.
  • B. có 1 lần nhân đôi NST.
  • C. có 2 lần phân chia NST.
  • D. có sự co xoắn cực đại của NST.

Câu 6: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở

  • A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo.
  • B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
  • C. sự phân li của các nhiễm sắc thể.
  • D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.

Câu 7: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?

  • A. Tế bào ung thư.
  • B. Tế bào sinh dục chín.
  • C. Tế bào sinh dưỡng.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 8: Giảm phân không có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.
  • B. Góp phầngiải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp.
  • C. Góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ cơ thể.
  • D. Giúptăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển.

Câu 9: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào?

  • A. Nhuộm mẫu vật → Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
  • B. Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Cố định mẫu → Quan sát tiêu bản.
  • C. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
  • D. Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Nhuộm mẫu vật → Quan sát tiêu bản.

Câu 10: Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn ra hoa nhiều hơn cây cùng loại được tưới đủ nước. Trong ví dụ này, yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân là

  • A. độ ẩm.
  • B. nhiệt độ.
  • C. ánh sáng.
  • D. tuổi cây.

Câu 11: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào?

  • A. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Cố định mẫu bằng carnoy → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
  • B. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy → Quan sát tiêu bản.
  • C. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy.
  • D. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Quan sát tiêu bản → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy.

Câu 12: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì

  • A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.
  • B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.
  • C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.
  • D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm.

Câu 13: Công nghệ tế bào động vật là

  • A. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
  • B. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
  • C. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.
  • D. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.

Câu 14: Virus HIV tấn công vào tế bào nào trong hệ thống miễn dịch?

  • A. Tế bào bạch cầu.
  • B. Tế bào hồng cầu.
  • C. Tế bào thần kinh.
  • D. Tế bào tủy.

Câu 15: Biện pháp nào sau đây không được áp dụng để phòng tránh bệnh HIV/AIDS?

  • A. Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
  • B. Không sử dụng chung kim tiêm hay các dụng cụ có nguy cơ dính máu hay dịch tiết từ người bệnh.
  • C. Nếu phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần dùng thuốc kháng virus trong thai kì để ngăn chặn được sự lây nhiễm virus sang con.
  • D. Cần cách li hoàn toàn người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng để tránh nguy cơ lây lan sang người khác.

Câu 16: Cần làm gì để phòng chống bệnh virus SARS – CoV – 2 gây ra?

  • A. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • B. Đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người bệnh nếu không cần thiết.
  • C. Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
  • D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là của giai đoạn hấp phụ trong quá trình nhân lên của virus?

  • A. Vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ.
  • B. Protein bề mặt của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt tế bào chủ.
  • C. Vật chất di truyền được nhân bản và tạo ra các protein của virus.
  • D. Lắp lõi nucleic acid và vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.

Câu 18: Đối với thể thực khuẩn, giai đoạn xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?

  • A. DNA của virus được tiêm vào trong tế vào chủ, vỏ protein bị bỏ lại bên ngoài.
  • B. DNA và vỏ protein của virus đều bị bỏ lại bên ngoài.
  • C. Protein của virus được tiêm vào tế bào chủ, DNA bị bỏ lại bên ngoài.
  • D. Tùy từng trường hợp mà có thể bơm cả DNA và protein vào trong tế bào chủ.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan?

  • A. Trong chu trình tiềm tan, vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.
  • B. Trong chu trình tiềm tan, có sự nhân lên tạo nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, không có sự nhân lên thế hệ virus trong tế bào chủ.
  • C. Trong chu trình tiềm tan, virus không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ.
  • D. Virus ở chu trình sinh tan có thể chuyển thành chu trình tiềm tan. Virus ở chu trình tiềm tan không thể chuyển thành chu trình sinh tan.

Câu 20: Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người có tên là

  • A. Human Papilloma Virus.
  • B. Human Imunodeficiency Virus.
  • C. Ebola Virus.
  • D. Varicella Zoster Virus.

Câu 21: Virus cúm thường phát tán từ người này sang người khác thông qua

  • A. đường máu.
  • B. đường tiêu hóa.
  • C. đường hô hấp.
  • D. đường sinh dục.

Câu 22: Virus không thể gây bệnh cho vật chủ bằng cách nào sau đây?

  • A. Virus nhân lên theo kiểu sinh tan làm phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.
  • B. Virus nhân lên bên ngoài môi trường và xâm nhập vào tế bào chủ làm phá hủy tế bào chủ.
  • C. Một số virus khi xâm nhập vào cơ thể có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
  • D. Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy tế bào chủ, một số cò gây đột biến gene dẫn tới ung thư.

Câu 23: Virus không được sử dụng trong ứng dụng nào dưới đây?

  • A. Chế biến các thực phẩm lên men.
  • B. Sản xuất thuốc trừ sâu.
  • C. Làm vector trong công nghệ di truyền.
  • D. Chế tạo vaccine.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây là sự lây truyền virus thực vật theo hàng dọc?

  • A. Côn trùng hút chích nhựa ở cây bị bệnh và tiếp tục hút nhựa ở cây khác.
  • B. Người nông dân dùng kéo cắt tỉa cành có thể làm lây truyền virus từ cây bệnh sang cây lành.
  • C. Sử dụng củ của cây đã nhiễm bệnh để làm giống.
  • D. Gió làm lá của cây bị bệnh dập nát và cọ xát với cây lành làm lây truyền virus.

Câu 25: Sự lây nhiễm của virus cúm khác virus HIV ở điểm

  • A. RNA của virus cúm được sử dụng trực tiếp để tạo ra RNA và protein của virus mới.
  • B. vỏ ngoài của virus được dung hợp với màng tế bào để đưa hạt virus vào trong tế bào chất.
  • C. các hạt virus mới được lắp ráp và giải phóng ra bên ngoài tế bào bằng con đường xuất bào.
  • D. sự hấp phụ được thực hiện nhờ các gai glycoprotein trên vỏ ngoài tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác