Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở tế bào thực vật, việc phân chia tế bào chất được thực hiện khi
- A. vùng giữa tế bào dần co thắt lại.
B. vách ngăn xuất hiện ở mặt phẳng xích đạo.
- C. thoi phân bào chia cắt tế bào thành 2 vùng.
- D. các nhiễm sắc thể xếp thành hành ở mặt phẳng xích đạo.
Câu 2: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không bao gồm kĩ thuật
- A. nuôi cấy mô tế bào.
- B. lai tế bào sinh dưỡng.
- C. cấy truyền phôi.
D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 3: Vi sinh vật dị dưỡng là
- A. những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết từ các chất vô cơ.
B. những vi sinh vật không tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết.
- C. những vi sinh vật tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ các chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn.
- D. những vi sinh vật tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ các chất vô cơ có sẵn trong tế bào.
Câu 4: Những chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nếu thiếu chúng thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được. Đó là
- A. chất hóa học.
- B. chất kháng sinh.
C. nhân tố sinh trưởng.
- D. nhân tố sinh sản.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhân bản vô tính cừu Dolly?
- A. Sử dụng tế bào chất là của tế bào tuyến vú.
- B. Sử dụng tế bào chất của tế bào trứng.
C. Người ta chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào tuyến vú đã loại bỏ nhân.
- D. Tế bào trứng đã chuyển nhân phát triển thành phôi sau đó được nuôi trên môi trường nhân tạo phát triển thành cừu Dolly.
Câu 6: Hoạt động nào của con người được gọi là nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức liên tục?
- A. Làm rượu.
- B. Làm nấm.
C. Làm giấm.
- D. Làm bánh mì.
Câu 7: Đâu không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?
- A. Phân giải chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng.
B. Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.
- C. Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó trong tự nhiên.
- D. Vi sinh vật tập hợp thành màng sinh học có lợi cho hoạt động sản xuất.
Câu 8: Quá trình lên men rượu ethylic cần có sự tham gia của
- A. nấm mốc tương.
B. nấm men rượu.
- C. vi khuẩn lam.
- D. vi khuẩn màu lục.
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về vai trò và ứng dụng của vi sinh vật?
- A. Một số vi sinh vật được dùng trong sản xuất bánh mì, rượu, bia, sữa chua, nước mắm.
- B. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
- C. Các vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ và hợp chất gây ô nhiễm trong nước thải, giải quyết được vấn đề xử lí nước thải trong công nghiệp.
D. Trong tự nhiên, vi sinh vật dị dưỡng tạo ra oxygen và chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
Câu 10: Con người đã sử dụng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường dựa vào
- A. khả năng chuyển hóa các chất độc hại thành chất dinh dưỡng và oxygen của vi sinh vật.
- B. khả năng chuyển hóa chất độc hại thành chất khí của vi sinh vật.
C. khả năng hấp thụ và phân giải chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật.
- D. khả năng sinh nhiệt để đốt cháy tất cả các chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật.
Câu 11: Probiotics là sản phẩm ứng dụng của vi sinh vật trong lĩnh vực
- A. xử lí chất thải.
B. y dược.
- C. nông nghiệp.
- D. lâm nghiệp.
Câu 12: Bước thực hiện nào sau đây sai khi thực hiện quy trình làm sữa chua?
- A. Sử dụng 1 lít nước ấm khoảng 50 – 55oC để khuấy đường và sữa.
B. Đổ một hộp sữa chua vào hỗn hợp đường và sữa, đun sôi ở 100oC trong 2 phút.
- C. Ủ các lọ sữa ở nhiệt độ ổn định khoảng 40oC.
- D. Sau khi ủ, lấy các lọ sữa chua ra và để vào ngăn mát tủ lạnh.
Câu 13: Những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả làm dưa chua đã thành công?
- A. dưa và nước muối dưa có màu xám đục.
- B. dưa chua bị xỉn màu, có lớp váng màu trắng.
- C. dưa chua có màu vàng, mềm, có lớp váng màu trắng.
D. dưa chua có màu vàng, giòn, vị chua nhẹ và thơm.
Câu 14: Khi muối dưa chua, việc cho nguyên liệu đã xử lí vào dung dịch nước muối 5 – 6 % nhằm mục đích gì?
- A. Để tạo vị mặn cho dưa.
- B. Để dưa nhanh chua hơn.
- C. Để ức chế các vi sinh vật gây thối.
D. Để kích thích quá trình lên men.
Câu 15: Vật chất di truyền của một virus là
- A. DNA.
- B. RNA.
- C. DNA và RNA.
D. DNA hoặc RNA.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không thuộc virus?
- A. Có kích thước vô cùng nhỏ bé.
- B. Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
- C. Chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống
D. Có thể nhân lên trong môi trường ngoại bào có chứa các chất hữu cơ.
Câu 17: Vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là
- A. ruồi giấm.
B. muỗi vằn Aedes aegypti.
- C. rầy nâu.
- D. chuột.
Câu 18: Biện pháp nào sau đây không được áp dụng để phòng tránh bệnh do virus ở cây trồng?
A. Sử dụng thuốc trị bệnh virus cho cây trồng.
- B. Tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh.
- C. Vệ sinh đồng ruộng đúng cách.
- D. Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh.
Câu 19: Bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra lây truyền qua đường
- A. đường máu.
- B. đường tiêu hóa.
C. đường hô hấp.
- D. đường sinh dục.
Câu 20: Virus có thể gây bệnh cho nhóm sinh vật nào dưới đây?
- A. Vi khuẩn và nấm.
- B. Thực vật.
- C. Động vật.
D. Tất cả các nhóm sinh vật trên.
Câu 21: Virus được sử dụng làm vector trong công nghệ di truyền nhờ khả năng
- A. xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan tế bào chủ.
B. tích hợp hệ gene của chúng vào hệ gene của tế bào chủ.
- C. tích hợp protein của chúng vào tế bào chất của tế bào chủ.
- D. xâm nhập và điều khiển tế bào chủ di chuyển đến các tế bào khác.
Câu 22: Virus cúm có vật chất di truyền là
- A. DNA.
B. RNA.
- C. plasmid.
- D. nhiễm sắc thể.
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các biện pháp phòng chống các bệnh do virus gây ra?
- A. Tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
B. Khi truyền máu không cần phải xét nghiệm.
- C. Cần tiêm các loại vaccine phòng chống bệnh do virus gây ra.
- D. Thực hiện các biện pháp cách li đối với bệnh do virus lây lan qua đường hô hấp.
Câu 24: Điều nào sau đây là sai khi nói về virus gây bệnh ở thực vật?
A. Virus thực vật thường chỉ có vỏ capsid mà không có lớp vỏ ngoài glycoprotein.
- B. Virus có thể xâm nhập vào tế bào thực vật qua con đường dung hợp màng tế bào.
- C. Virus có thể truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương.
- D. Virus được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc vô tính.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về HIV/AIDS?
- A. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
B. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
- C. Giai đoạn sơ nhiễm hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ là giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.
- D. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhất.
Bình luận