Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cơ chế giúp các loài sinh sản hữu tính duy trì được bộ NST của loài qua các thế hệ là
- A. nguyên phân và giảm phân.
- B. nguyên phân và sinh sản.
- C. giảm phân và trao đổi chất.
D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 2: Tại Việt Nam, các nhà khoa học lần đầu tiên nhân bản thành công vật nuôi là
- A. con bò.
B. con lợn Ỉ.
- C. con mèo.
- D. con dê.
Câu 3: Dựa vào thành phần cấu tạo, nhóm vi sinh vật nhân sơ gồm
- A. vi nấm và vi tảo.
- B. nấm đơn bào và tảo đơn bào.
C. Archaea và vi khuẩn.
- D. vi khuẩn, vi nấm và vi tảo.
Câu 4: Vi sinh vật được phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học thường sử dụng các đặc điểm nào sau đây?
A. Đặc điểm hóa sinh, DNA, RNA.
- B. Đặc điểm về hình thái tế bào.
- C. Đặc điểm về hình thái khuẩn lạc.
- D. Đặc điểm sinh sản.
Câu 5: Quá trình quang hợp giải phóng O2 xảy ra ở
A. vi khuẩn lam.
- B. Archaea.
- C. vi khuẩn Gram dương.
- D. vi khuẩn hóa tự dưỡng.
Câu 6: Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trên nguồn cơ chất nào?
- A. Lipid.
- B. Lactose.
- C. Polysaccharide.
D. Protein.
Câu 7: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn không dựa trên đặc điểm nào sau đây?
- A. Tổng hợp và phân giải các chất nhanh.
- B. Đa dạng về di truyền.
C. Phổ sinh thái và dinh dưỡng hẹp.
- D. Sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.
Câu 8: Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong
- A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm.
B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì.
- C. sản xuất sữa chua, dưa chua.
- D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh.
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên?
- A. Đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
- B. Phân giải chất thải làm giàu chất dinh dưỡng trong đất.
- C. Cộng sinh với các loài khác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó.
D. Cung cấp oxygen và chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.
- B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho người, vật nuôi và thực vật.
- C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.
D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường.
Câu 11: Vi sinh vật nào sau đây được sử dụng để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học?
- A. Salmonella.
- B. Escherichia E.coli.
C. Baccilus thurigiensis - Bt.
- D. Pseudomonas sp.
Câu 12: Khi muối dưa chua, người ta thường cho thêm một ít nước dưa của lần muối trước vào cùng. Việc làm này có mục đích gì?
A. Để dưa nhanh chua hơn.
- B. Để dưa không bị mùi hôi, thối.
- C. Để dưa giòn hơn.
- D. Để dưa chậm chua hơn.
Câu 13: Trong quy trình làm sữa chua, việc bổ sung một hộp sữa chua vào hỗn hợp nước và sữa có tác dụng
- A. giảm nhiệt độ của môi trường dinh dưỡng.
B. cung cấp giống vi khuẩn lactic ban đầu.
- C. tạo độ đặc sánh cho môi trường dinh dưỡng.
- D. cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho môi trường dinh dưỡng.
Câu 14: Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?
A. Tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.
- B. Lên men tạo vị chua cho tương.
- C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.
- D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.
Câu 15: Thành phần nào dưới đây không có ở virus?
- A. Protein.
B. Ribosome.
- C. Acid nucleic.
- D. Một số loại enzyme.
Câu 16: Sự nhân lên của virus là
- A. sự gia tăng số lượng tế bào virus trong tế bào vật chủ.
B. sự gia tăng số lượng virus trong tế bào vật chủ.
- C. sự gia tăng kích thước virus trong tế bào vật chủ.
- D. sự gia tăng về số lượng và kích thước tế bào virus trong tế bào vật chủ.
Câu 17: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ là đặc điểm của giai đoạn
A. hấp thụ.
- B. xâm nhập.
- C. tổng hợp.
- D. lắp ráp.
Câu 18: Hiện tượng nào dưới đây không tìm thấy trong chu kì sinh tan của virus?
- A. Tổng hợp các đại phân tử sinh học.
- B. Sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ.
- C. Lắp ráp các bộ phận tạo ra các virus mới.
D. Tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ.
Câu 19: Vì sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
A. Vì mỗi loại virus chỉ có các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt tương thích với thụ thể trên bề mặt của một số loại tế bào chủ nhất định.
- B. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phân giải màng tế bào của một số loại tế bào chủ nhất định.
- C. Vì mỗi loại virus chỉ có khả năng sử dụng bộ máy sinh tổng hợp các chất của một số loại tế bào chủ nhất định.
- D. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phiên mã ngược tương thích với vật chất di truyền của một số loại tế bào chủ nhất định.
Câu 20: Bệnh do virus nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp?
- A. Bệnh SARS.
B. Bệnh AIDS.
- C. Bệnh cúm.
- D. Bệnh sởi.
Câu 21: Bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trong trường hợp này, muỗi vằn được gọi là
- A. vật chủ.
- B. phổ vật chủ.
C. vật trung gian.
- D. tác nhân gây bệnh.
Câu 22: Bệnh SARS-CoV-2 có triệu chứng điển hình là
- A. gây suy giảm miễn dịch, ở giai đoạn cuối gây ra bệnh cơ hội dẫn đến tử vong.
- B. sốt cao, đau đầu, nổi ban trên da, sợ nước và gió, tiêu chảy không ngừng.
C. đau đầu, khó thở, viêm phổi nặng, có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
- D. bị ảo giác, lú lẫn, hành vi hung hăng, co thắt cơ bắp, nuốt khó, tử vong.
Câu 23: Khẳng định nào dưới đây về sự bùng nổ của một dịch virus mới nổi là đúng?
- A. Virus chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác.
B. Virus mới được hình thành do sự tái tổ hợp vật chất di truyền của hai loại virus khác nhau.
- C. Đột biến ở một loại virus mà nó chỉ lây nhiễm được ở người.
- D. Virus bằng cách nào đó có thể vô hiệu quá hệ miễn dịch của người.
Câu 24: Nguyên nhân nào khiến virus cúm dễ phát sinh ra những chủng virus mới?
- A. Vật chất di truyền của chúng là DNA.
- B. Chúng có nhiều loại vật chủ khác nhau.
- C. Chúng không có lớp vỏ nên dễ bị đột biến.
D. Vật chất di truyền của chúng là RNA.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về HIV/AIDS?
- A. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
- B. HIV có khả năng tạo ra rất nhiều biến thể mới trong một thời gian ngắn khiến việc phòng và điều trị AIDS gặp nhiều khó khăn.
C. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
- D. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.
Bình luận