Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
- A. Có khả năng di chuyển.
- B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
C. Được cấu tạo từ tế bào.
- D. Có cấu tạo phức tạp.
Câu 2: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
- A. Màng tế bào.
B. Chất nguyên sinh.
- C. Nhân tế bào.
- D. Thành tế bào.
Câu 3: DNA có chức năng là
- A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
- B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
- C. tham gia quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
D. mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 4: Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì?
- A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại thực vật.
- B. Dầu thực vật không gây bệnh xơ cứng động mạch.
- C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glycerol và 3 gốc acid béo.
D. Thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no.
Câu 5: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm
A. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
- B. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
- C. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA mạch kép.
- D. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA dạng vòng, mạch kép.
Câu 6: Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?
- A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.
B. Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, còn tế bào nhân thực thì có.
- C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.
- D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.
Câu 7: Sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng gọi là
A. vận chuyển thụ động.
- B. vận chuyển chủ động.
- C. thực bào.
- D. ẩm bào.
Câu 8: Nhập bào bao gồm 2 loại là?
- A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
- C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
- D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
Câu 9: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?
- A. Chất có kích thước nhỏ.
- B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực.
- C. Chất có kích thước nhỏ, mang điện.
D. Chất có kích thước lớn.
Câu 10: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng
- A. các protein thụ thể trên màng tế bào.
B. các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
- C. các kênh protein trên màng tế bào hoặc nằm trong tế bào chất.
- D. các protein thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 11: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là
- A. sự chuyển đổi các chất giữa các phân tử trong tế bào với môi trường.
- B. sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào.
C. sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.
- D. sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào.
Câu 12: Nước sẽ di chuyển vào một tế bào được đặt trong một dung dịch
- A. thẩm thấu.
- B. ưu trương.
C. nhược trương.
- D. đẳng trương.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Sự dung hợp của túi tiết với màng tế bào để giải phóng các chất ra ngoài tế bào là một kiểu xuất bào.
- B. Sự vận chuyển những chất hoặc vật có kích thước lớn vào trong tế bào qua màng sinh chất không cần tiêu tốn năng lượng.
- C. Sự biến dạng màng tế bào bao bọc lấy chất tan rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là sự thực bào.
- D. Thực bào, ẩm bào hoặc xuất bào đều thuộc loại vận chuyển thụ động.
Câu 14: Nhóm chất nào sau đây dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
- A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
- B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
- D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 15: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?
- A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển.
- B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
- C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.
Câu 16: Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích
A. bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất.
- B. bằng cách liên kết với thụ thể trên màng nhân.
- C. làm thay đổi sự hoạt động của thành tế bào.
- D. làm thay đổi hoạt tính của enzyme.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?
A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu.
- B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
- C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp.
- D. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở thành tế bào.
Câu 18: Phân tử nào sau đây được coi như “đồng tiền” năng lượng của tế bào?
- A. Acid nucleic.
- B. Protein.
C. ATP.
- D. Enzyme.
Câu 19: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzyme chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
- A. trung tâm điều khiển.
- B. trung tâm vận động.
- C. trung tâm phân tích.
D. trung tâm hoạt động.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme?
- A. Nồng độ enzyme và cơ chất.
- B. Độ pH.
- C. Nhiệt độ.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 21: Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào?
- A. Nhân tế bào.
B. Ti thể.
- C. Lysosome.
- D. Bộ máy Golgi.
Câu 22: Quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2O2 và chuỗi truyền electron là
- A. hô hấp tế bào.
- B. chu trình krebs.
C. lên men.
- D. hô hấp hiếu khí.
Câu 23: Những nhận định nào dưới đây về các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng?
- A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH.
B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào có thể tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP.
- C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP.
- D. Giai đoạn đường phân tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Câu 24: Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng?
- A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp.
- B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid.
- C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp.
D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 25: Quang hợp ở cây xanh chỉ xảy ra vào ban ngày khi có ánh sáng, còn hô hấp ở thực vật
- A. chỉ xảy ra vào ban đêm.
B. xảy ra cả ngày lẫn đêm.
- C. chỉ xảy ra ban ngày.
- D. chỉ xảy ra khi nào tế bào có đủ ATP.
Bình luận