Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là cấp độ cơ bản của tổ chức sống?
A. Tế bào.
- B. Quần xã.
- C. Hệ sinh thái.
- D. Cả 3 cấp độ trên.
Câu 2: Triglyceride là loại …. được cấu tạo từ …..
- A. lipid, các acid béo và glucose.
- B. lipid; sterol.
- C. acid béo; cholesterol.
D. lipid; các acid béo và glycerol.
Câu 3: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào?
- A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
- C. Tham gia vào cấu trúc của hệ enzyme trong tế bào.
- D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 4: Điểm giống nhau về chức năng giữa lipid, protein và carbohydrate là?
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
- B. Xây dựng cấu trúc màng tế bào.
- C. Làm tăng tốc độ và hiệu quả của phản ứng trong tế bào.
- D. Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài tế bào.
Câu 5: Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?
- A. Nhân.
- B. Ti thể.
C. Plasmid.
- D. Lưới nội chất.
Câu 6: Loại bào quan nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp protein?
- A. Lysosome.
- B. Lưới nội chất trơn.
C. Lưới nội chất hạt.
- D. Peroxisome.
Câu 7: Quá trình nào dưới đây bao hàm tất cả các quá trình còn lại?
- A. Thẩm thấu.
- B. Khuếch tán.
C. Vận chuyển thụ động.
- D. Vận chuyển một loại ion xuôi chiều gradient nồng độ.
Câu 8: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức?
A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
- B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
- C. Nhờ kênh protein đặc biệt.
- D. Vận chuyển chủ động.
Câu 9: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?
A. Vận chuyển chủ động.
- B. Vận chuyển thụ động.
- C. Thẩm tách.
- D. Thẩm thấu.
Câu 10: Trong truyền tin tế bào, thụ thể có thể là
- A. các enzyme.
- B. các protein kênh trên màng.
- C. các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Trình tự các giai đoạn trong con đường truyền tin trong tế bào là?
A. Tiếp nhận tín hiệu → Truyền tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
- B. Tiếp nhận tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
- C. Truyền tín hiệu → Tiếp nhận tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
- D. Truyền tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu → Tiếp nhận tín hiệu.
Câu 12: Thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi nồng độ của chất tan là như nhau trong tế bào là?
- A. Ưu trương.
- B. Nhược trương.
C. Đẳng trương.
- D. Đồng đều.
Câu 13: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua?
- A. Kênh protein đặc biệt.
- B. Các lỗ trên màng.
C. Lớp kép phospholipid.
- D. Kênh protein xuyên màng.
Câu 14: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
- A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP.
- B. Kênh protein và tiêu tốn ATP.
- C. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Thẩm thấu là sự khuếch tán của chất tan ra, vào tế bào.
- B. Khuếch tán là sự di chuyển của chất tan theo một hướng từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
- C. Các phân tử nước khuếch tán qua kênh protein từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
D. Trong quá trình khuếch tán, các phân tử di chuyển theo mọi hướng, cuối cùng dẫn đến sự phân bố đồng đều các chất tan trong dung dịch.
Câu 16: Một tế bào có đáp ứng với một tín hiệu hay không phụ thuộc vào
A. thụ thể tế bào có tương thích với tín hiệu hay không.
- B. tín hiệu có liên kết được với các trình tự DNA đích hay không.
- C. con đường chuyển đổi tín hiệu trong tế bào có phù hợp hay không.
- D. tín hiệu có đi vào được tế bào hay không.
Câu 17: Đáp ứng của tế bào đích khi nhận tín hiệu có thể là
- A. thay đổi hoạt tính enzyme.
- B. thay đổi sự biểu hiện của các gene.
- C. đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào.
D. thay đổi hoạt tính enzyme, thay đổi sự biểu hiện của các gene, đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào.
Câu 18: Năng lượng trong tế bào tồn tại ở hai dạng là
- A. cơ năng và quang năng.
- B. hóa năng và động năng.
C. thế năng và động năng.
- D. hóa năng và nhiệt năng.
Câu 19: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
- A. phân tử adenosine, đường ribose, 2 gốc phosphate.
- B. phân tử adenosine, đường deoxiribose, 3 gốc phosphate.
C. phân tử adenine, đường ribose, 3 gốc phosphate.
- D. phân tử adenine, đường deoxiribose, 1 gốc phosphate.
Câu 20: Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng là
- A. acid nucleic.
B. enzyme.
- C. ATP.
- D. cơ chất.
Câu 21: Hô hấp tế bào là
- A. quá trình tế bào lấy O2 và giải phóng ra CO2.
- B. quá trình phân giải đường glucose thành đường 3 carbon.
C. quá trình phân giải đường thành CO2 và nước với sự tham gia của O2.
- D. quá trình tổng hợp đường từ CO2.
Câu 22: Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng quá trình hô hấp tế bào?
- A. Đường phân → Chuỗi truyền điện tử → Chu trình Krebs.
- B. Chuỗi truyền điện tử → Đường phân → Chu trình Krebs.
- C. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền điện tử.
D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử.
Câu 23: Quá trình hình thành hợp chất phức tạp từ những chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng là gọi là
A. tổng hợp.
- B. hô hấp tế bào.
- C. tích lũy năng lượng.
- D. lên men.
Câu 24: Khẳng định nào dưới đây về ATP là đúng?
- A. Các liên kết hóa học trong phân tử ATP là những liên kết rất bền vững.
- B. ATP có thể được dự trữ trong tế bào để dùng cho các phản ứng hóa học khi cần.
C. Liên kết giữa các gốc phosphate trong ATP là những liên kết kém bền vững.
- D. Khi giải phóng 2 nhóm phosphate thì ATP trở thành ADP.
Câu 25: Khi một enzyme trong dung dịch bão hòa cơ chất, cách tốt nhất để tạo ra được nhiều sản phẩm là
A. cho thêm enzyme.
- B. giảm lượng cơ chất.
- C. tăng nhiệt độ dung dịch lên càng cao càng tốt.
- D. lắc dung dịch chứa enzyme và cơ chất để tăng khả năng kết hợp với enzyme với cơ chất.
Bình luận