Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức cuối học kì 1 ( Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nó là do mâu thuẫn lực nào?

  • A. Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim. Tin gi
  • B. Trịnh Kiểm và các con của Nguyễn Kim,
  • C. Các thế lực phong kiến và nhân dân. 
  • D. Hai dòng họ Trịnh, Nguyễn.

Câu 2: Đoạn ghi chép sau của sử Triều Nguyễn nói về nhân vật nào?

“Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt... được dân mến phục... Nghiệp để dựng lên, thực là xây nền từ đẩy.”

  • A. Chúa Trịnh.
  • B. Nguyễn Kim.
  • C. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
  • D. Chúa Nguyễn Hoàng.

Câu 3: Phong trào nông dân đã có tác động gì đến chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVII .

  • A. Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách tiến bộ.
  • B. Buộc vua Lê phải trao lại quyền hành cho người dân.
  • C. Chấm dứt cục diện vua Lê - chúa Trịnh.
  • D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng của nhà nước phong kiến.

Câu 4: Vào giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?

  • A. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
  • B. Chính quyền được củng cố về mọi mặt.
  • C. Vua Lê nắm thực quyền.
  • D. Chúa Trịnh thực hiện các cải cách.

Câu 5: Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào tháng 7 – 1786?

  • A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. 
  • B. Chiếm được thành Phú Xuân.
  • C. Giải phóng toàn bộ Đàng Trong.
  • D. Giải phóng toàn bộ Đàng Ngoài

Câu 6: Hệ quả lớn nhất của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn là 

  • A. đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài.
  • B. hai bên trải qua bảy lần giao chiến.
  • C. hình thành cục diện vua Lê – chúa Trịnh.
  • D. hình thành cục diện chúa Nguyễn – chúa Trịnh.

Câu 7: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, các chúa Nguyễn đã không thực hiện việc nào dưới đây? 

  • A. Xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong.
  • B. Củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng. 
  • C. Hoà hoãn với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
  • D. Thực hiện chính sách khai hoang, khai phá các vùng đất mới.

Câu 8: Phong trào nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thế kỉ XVIII?

  • A. Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt. 
  • B. Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. 
  • C. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc, toàn diện của chế độ phong kiến.
  • D. Đất nước bước sang một giai đoạn mới phát triển hơn trước.

Câu 9: Bối cảnh lịch sử nào đã dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?

  • A. Cuộc sống của nông dân khó khăn về mọi mặt.
  • B. Chính quyền phong kiến đàn áp nhân dân. 
  • C. Quan lại ngạo mạn, hách dịch.
  • D. Nông dân phải đi xây nhiều chùa lớn.

Câu 10: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược?

  • A. Chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. 
  • B. Một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
  • C. Quét sạch toàn bộ quân xâm lược.
  • D. Hoàn thành thống nhất đất nước.

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự khủng hoảng của nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

  • A. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt. 
  • B. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã lật đổ nhà Lê.
  • C. Xung đột Nam – Bắc triều diễn ra trong nhiều năm.
  • D. Xung đột Trịnh – Nguyễn dẫn đến chia cắt đất nước.

Câu 12: Sự kiện dinh Thái Khang được thành lập năm 1653 có ý nghĩa gì?

  • A. Mở đầu cho việc hình thành tỉnh Khánh Hòa ngày nay.
  • B. Mở đầu cho việc khai phá vùng đất phía Nam.
  • C. Hoàn thành việc khai phá vùng đất Nam Bộ ngày nay.
  • D. Hoàn thành việc khai phá vùng đất phía Nam.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)?

  • A. Trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc.
  • B. Một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử dân tộc.
  • C. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.
  • D. Trận thuỷ chiến đầu tiên đánh thắng quân Xiêm.

Câu 14: Điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo là gì? 

  • A. Góp phần bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc.
  • B. Lật đổ được chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
  • C. Chia ruộng đất cho nhân dân.
  • D. Uy hiếp kinh thành Thăng Long.

Câu 15: Càng thị lớn nhất hình thành, phát triển trong các thế kỉ XVII – XVIII ở Đàng Trong là

  • A. Phố Hiến. 
  • B. Thanh Hà. 
  • C. Hội An.
  • D. Gia Định.

Câu 16: Sự kiện nào diễn ra năm 1558 là dấu mốc quan trọng làm cho quá trình đi dân khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh?

  • A. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.
  • B. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.
  • C. Chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang
  • D. Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định.

Câu 17: Hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII - XVIII được thực hiện qua tổ chức nào?

  • A. Các đội dân binh, thuỷ binh.
  • B. Đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.
  • C. Binh lính, nhân dân.
  • D. Đội Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 18: Đánh thắng quân Xiêm xâm lược có ý nghĩa lịch sử quan trọng thế nào đối với khởi nghĩa Tây Sơn?

  • A. Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc.
  • B. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn. 
  • C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.
  • D. Hoàn thành nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm.

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào diễn ra trong 10 năm (1741 – 1751) có địa bàn hoạt động chính là ở Đồ Sơn, Vân Đồn và tấn công uy hiếp kinh thành Thăng Long?

  • A. Nguyễn Dương Hưng.
  • B. Nguyễn Hữu Cầu.
  • C. Hoàng Công Chất.
  • D. Nguyễn Danh Phương.

Câu 20: Cùng với sự truyền bá của Công giáo, văn hoá nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII có thành tựu mới nào?

  • A. Chính quyền đề cao học tập, thi cử.
  • B. Chữ Quốc ngữ được sáng tạo.
  • C. Chữ Nôm được sáng tạo.
  • D. Chữ La-tinh được sử dụng.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác