Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức cuối học kì 1 ( Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vào giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?
A. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
- B. Chính quyền được củng cố về mọi mặt.
- C. Vua Lê nắm thực quyền.
- D. Chúa Trịnh thực hiện các cải cách.
Câu 2: Tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thuế cá tôm mà cất giấu chài lưới, ...” mô tả điều gì về tình hình kinh tế nước ta giữa thế kỉ XVIII?
- A. Nông nghiệp kém phát triển vì tô thuế nặng nề.
- B. Thủ công nghiệp, thương nghiệp sa sút.
C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp sa sút vì tô thuế nặng nề.
- D. Thương nghiệp kém phát triển.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII?
- A. Bộ máy quan lại tham nhũng.
- B. Ruộng đất bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
- C. Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 4: Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là
- A. tầng lớp có nguồn gốc là quý tộc phong kiến, câu kết với các tăng lữ bóc lột nhân dân.
B. tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn với giai cấp tư sản.
- C. tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân.
- D. tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân.
Câu 5: Tình hình nông nghiệp Đàng Trong có gì khác với nông nghiệp Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII
A. Có bước phát triển rõ rệt.
- B. Sa sút nghiêm trọng.
- C. Nông dân bị bắn cùng hoá.
- D. Địa chủ lớn lấn chiếm đất.
Câu 6: Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á là
A. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.
- B. Tây Ban Nha, Anh lập thương điểm ở In-đô-nê-xi-a.
- C. thực dân Anh xâm nhập Mã Lai và Miến Điện.
- D. thực dân Anh xâm nhập vào Xiêm.
Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
- A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn (1774).
- B. Nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định (1776 – 1783).
C. Nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh, bắt giết chúa Nguyễn (1777).
- D. Chúa Nguyễn xin hàng, trao quyền cho nghĩa quân Tây Sơn.
Câu 8: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.
- B. Mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn và chúa Nguyễn.
- C. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.
- D. Yêu cầu khai phá vùng đất phía Nam.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
- A. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Nông dân.
- B. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Phong kiến và Nông dân.
- C. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
D. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Câu 10: Sự phát triển của nông nghiệp đã có tác động nào đến xã hội Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII?
- A. Hình thành tầng lớp quan lại.
- B. Bắt đầu hình thành tầng lớp địa chủ.
C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
- D. Bắt đầu phân hoá xã hội.
Câu 11: Bối cảnh lịch sử nào đã dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?
A. Cuộc sống của nông dân khó khăn về mọi mặt.
- B. Chính quyền phong kiến đàn áp nhân dân.
- C. Quan lại ngạo mạn, hách dịch.
- D. Nông dân phải đi xây nhiều chùa lớn.
Câu 12: Ở Đàng Ngoài, trong các thế kỉ XVI – XVIII, nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng là do
A. những cuộc xung đột kéo dài.
- B. thủ công nghiệp được chú trọng hơn.
- C. diện tích ruộng công tăng lên.
- D. chưa thực hiện chính sách khai hoang.
Câu 13: Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ở đâu?
A. Tây Sơn thượng đạo.
- B. Tây Sơn hạ đạo.
- C. Quảng Nam.
- D. Bình Thuận.
Câu 14: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
- A. Từ đầu thế kỉ XVII.
- B. Từ những năm 60 của thế kỉ XVII.
- C. Từ những năm 70 của thế kỉ XVII.
D. Từ giữa thế kỉ XVIII.
Câu 15: Điểm chung của tình hình thủ công nghiệp nhà nước ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
- A. Các quan xưởng không còn hoạt động.
- B. Các quan xưởng chỉ sản xuất vũ khí.
C. Các quan xưởng vẫn được duy trì.
- D. Các quan xưởng chỉ may trang phục
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở đâu?
- A. Sơn Tây.
- B. Thanh Hoá.
C. Điện Biên
- D. Vĩnh Phúc.
Câu 17: Tình trạng nào diễn ra ngày càng phổ biến trong nông nghiệp Đàng Ngoài ở các thế kỉ XVI – XVIII?
- A. Ruộng tư bị biến thành ruộng công.
B. Ruộng công bị biến thành ruộng tư.
- C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
- D. Nông dân được chia ruộng đất.
Câu 18: Trong bối cảnh nào Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn?
- A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn.
B. Nghĩa quân Tây Sơn đối mặt với tình thế bất lợi.
- C. Chúa Trịnh hoà hoãn với chúa Nguyễn.
- D. Chúa Nguyễn bị bắt, giết.
Câu 19: Bước sang thế kỉ XVI, tình hình các nước trong khu vực Đông Nam Á như thế nào?
- A. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển rực rỡ.
- B. Chế độ phong kiến suy thoái trầm trọng.
C. Chế độ phong kiến bước vào thời kỳ suy thoái, từng bước lún sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị, xã hội.
- D. Hầu hết bị các nước thực dân phương Tây đặt ách thống trị.
Câu 20: Điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo là gì?
A. Góp phần bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc.
- B. Lật đổ được chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
- C. Chia ruộng đất cho nhân dân.
- D. Uy hiếp kinh thành Thăng Long.
Bình luận