Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức cuối học kì 1 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điểm khác biệt trong hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn so với cuộc xung đột Nam – Bắc triều là gì?

  • A. Hình thành cục diện vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn. 
  • B. Nhân dân đói khổ, khốn cùng vì đi phu, đi lính. 
  • C. Đồng ruộng, xóm làng bị tàn phá. 
  • D. Giao thương giữa các vùng bị ngăn trở do đất nước bị chia cắt.

Câu 2: Ý nào không phải là hệ quả chung của các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và xung đột Trịnh – Nguyễn? 

  • A. Đất nước bị chia cắt.
  • B. Nhân dân đói khổ.
  • C. Kinh tế bị đình trệ.
  • D. Vùng đất phía ía Nam được khai phá.

Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình xâm chiếm những nước nào?

  • A. Cam-pu-chia, Lào.
  • B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
  • C. Việt Nam, Phi-líp-pin.
  • D. Mã Lai, Miến Điện.

Câu 4: Hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII - XVIII được thực hiện qua tổ chức nào?

  • A. Các đội dân binh, thuỷ binh.
  • B. Đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.
  • C. Binh lính, nhân dân.
  • D. Đội Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 5: Tư liệu nào sau đây là bằng chứng cho việc thực thi chủ quyền đối vớ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn trong các thế k XVII-XVIII?

  • A. Bản đồ Hồng Đức.
  • B. Bản đồ do Đỗ Bá vẽ.
  • C. Mộc bản Triều Nguyễn.
  • D. An Nam đại quốc họa đồ.

Câu 6: Phủ Gia Định được thành lập năm 1698 là dấu mốc quan trọng của người Việt vì

  • A. đã khẳng định bước tiến của công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
  • B. đã mở đầu công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
  • C. đã hoàn thành công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
  • D. đã hoàn thiện hệ thống chính quyền ở vùng đất phía Nam. 

Câu 7: Năm 1757 là dấu mốc gắn với thành tựu nào trong công cuộc khai phá vùng đất phía Nam của các chúa Nguyễn?

  • A. Phủ Phú Yên được thành lập. 
  • B. Đình Thái Khang (Khánh Hoà) được thành lập.
  • C. Phủ Gia Định được thành lập. 
  • D. Hệ thống chính quyền ở Nam Bộ được hoàn thiện.

Câu 8: Sự kiện dinh Thái Khang được thành lập năm 1653 có ý nghĩa gì?

  • A. Mở đầu cho việc hình thành tỉnh Khánh Hòa ngày nay.
  • B. Mở đầu cho việc khai phá vùng đất phía Nam.
  • C. Hoàn thành việc khai phá vùng đất Nam Bộ ngày nay.
  • D. Hoàn thành việc khai phá vùng đất phía Nam.

Câu 9: Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á

  • A. Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • B. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...
  • C. Mở rộng hệ thống đường giao thông nhằm phục vụ khai thác kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.
  • D. Chú trọng mở mang các ngành công nghiệp nặng nhằm thu lợi nhuận cao nhất.

Câu 10: Ai là người có công lập ra đình Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) vào năm 1653.

  • A. Chúa Nguyễn Hoàng.
  • B. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. 
  • C. Chúa Nguyễn Phúc Tần.
  • D. Chúa Nguyễn Phúc Ánh.

Câu 11: Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị ở In-đô-nê-xi-a vào thời gian nào?

  • A. Giữa thế kỉ XVIII.
  • B. Đầu thế kỉ XIX.
  • C. Giữa thế kỉ XIX.
  • D. Đầu thế kỉ XX.

Câu 12: Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á là

  • A. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.
  • B. Tây Ban Nha, Anh lập thương điểm ở In-đô-nê-xi-a.
  • C. thực dân Anh xâm nhập Mã Lai và Miến Điện.
  • D. thực dân Anh xâm nhập vào Xiêm.

Câu 13: Hệ quả lớn nhất của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn là 

  • A. đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài.
  • B. hai bên trải qua bảy lần giao chiến.
  • C. hình thành cục diện vua Lê – chúa Trịnh.
  • D. hình thành cục diện chúa Nguyễn – chúa Trịnh.

Câu 14: Phong trào nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thế kỉ XVIII?

  • A. Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt. 
  • B. Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. 
  • C. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc, toàn diện của chế độ phong kiến.
  • D. Đất nước bước sang một giai đoạn mới phát triển hơn trước.

Câu 15: Phong trào nông dân đã có tác động gì đến chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVII .

  • A. Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách tiến bộ.
  • B. Buộc vua Lê phải trao lại quyền hành cho người dân.
  • C. Chấm dứt cục diện vua Lê - chúa Trịnh.
  • D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng của nhà nước phong kiến.

Câu 16: Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nó là do mâu thuẫn lực nào?

  • A. Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim. Tin gi
  • B. Trịnh Kiểm và các con của Nguyễn Kim,
  • C. Các thế lực phong kiến và nhân dân. 
  • D. Hai dòng họ Trịnh, Nguyễn.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỷ XVIII?

  • A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
  • B. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức
  • C. Làm cho chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ.
  • D. Giáng đòn mạnh mẽ vào chính quyền phong kiến.

Câu 18: Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam – Bắc triều là

  • A. đất nước bị chia cắt.
  • B. một vùng rộng lớn bị biến thành chiến trường.
  • C. sản xuất bị đình trệ.
  • D. đời sống nhân dân đói khổ. 

Câu 19: Kết quả chung của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ X là gì?

  • A. Đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt.
  • B. Đều giành được thắng lợi.
  • C. Thu hút nông dân cả nước tham gia. 
  • D. Lật đổ được chính quyền vua Lê.

Câu 20: Bước sang thế kỉ XVI, tình hình các nước trong khu vực Đông Nam Á như thế nào?

  • A. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển rực rỡ. 
  • B. Chế độ phong kiến suy thoái trầm trọng.
  • C. Chế độ phong kiến bước vào thời kỳ suy thoái, từng bước lún sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị, xã hội.
  • D. Hầu hết bị các nước thực dân phương Tây đặt ách thống trị.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác