Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là
- A. chùa Linh Thông – Hà Nội.
- B. Chùa Chuông – Hưng Yên.
C. chùa Một Cột – Hà Nội.
- D. tháp Phổ Minh – Hà Nội.
Câu 2: Ai là chỉ huy quân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)?
- A. Lý Công Uẩn.
B. Lý Thường Kiệt.
- C. Lý Huệ Tông.
- D. Lý Cao Tông.
Câu 3: “Đại Việt sử kí” do ai biên soạn?
A. Lê Văn Hưu.
- B. Trần Quốc Tuấn.
- C. Trương Hán Siêu.
- D. Phạm Sư Mạnh.
Câu 4: Vị tướng nào của Mông Cổ đã chỉ huy hơn 3 vạn quân tiến vào xâm lược Đại Việt (năm 1258)?
- A. Thoát Hoan.
- B. Toa Đô.
- C. Ô Mã Nhi.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 5: Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là
A. Những chiếc chum đá khổng lồ.
- B. Đền Ăng-co vát.
- C. Tượng thần, phật.
- D. Đền Ăng-co Thom.
Câu 6: Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?
A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
- B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
- C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).
- D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 7: Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi vang dội trong trận
- A. Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Chi Lăng – Xương Giang.
- C. Đông Bộ Đầu.
- D. Bạch Đằng.
Câu 8: Hồ Quý Ly bị bắt vào thời gian nào? Ở đâu?
- A. Tháng 4/1407 ở Tây Đô.
- B. Tháng 4/1407 ở Hà Tĩnh.
- C. Tháng 6/1407 ở Tây Đô.
D. Tháng 6/1407 ở Hà Tĩnh.
Câu 9: Danh nhân nào thời Lê sơ đã được tổ chức UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980?
A. Nguyễn Trãi.
- B. Lê Thánh Tông.
- C. Ngô Sĩ Liên.
- D. Lương Thế Vinh.
Câu 10: Công trình kiến trúc nào tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
A. Thánh Địa Mỹ Sơn.
- B. Đền Bô-rô-bu-đua.
- C. Đền Ăng-co Vát.
- D. Đại bảo tháp San-chi.
Câu 11: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?
- A. Thạt Luổng.
B. Đền Bay-on.
- C. Phra Keo.
- D. Vát Xiềng Thong.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?
- A. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
B. Dưới vua là Lục bộ (Lễ, Lại, Hộ, Binh, Hình, Công).
- C. Chính quyền ở địa phương được chia thành các: lộ, phủ, châu.
- D. Bộ máy quan lại gồm: ban văn, ban võ và tăng quan, đạo quan.
Câu 13: Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để
- A. thờ Khổng Tử.
B. dạy cho các hoàng tử, công chúa.
- C. dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
- D. ghi chép quốc sử.
Câu 14: Nhà Tống đã thi hành nhiều thủ đoạn nhằm thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt, ngoại trừ việc
- A. xúi dục vua Cham-pa đánh Đại Việt từ phía nam.
- B. ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước Tống – Việt.
- C. dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở phía Bắc Đại Việt.
D. cử tướng Hòa Mâu dẫn đầu đạo quân bộ tiến đánh Đại Việt.
Câu 15: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Muốn cho dân mạnh nước giàu
Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân
Mũ cao, áo rộng không cần,
Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình”
- A. Lê Văn Hưu.
- B. Nguyễn Hiền.
- C. Mạc Đĩnh Chi.
D. Chu Văn An.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?
- A. Có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba.
- B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân.
- C. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
D. Triệt để áp dụng kế sách “tiên phát chế nhân”, tiến quân thần tốc.
Câu 17: Súng “thần cơ” do ai sáng chế ra?
A. Hồ Nguyên Trừng.
- B. Hồ Quý Ly.
- C. Trần Ngỗi.
- D. Trần Quý Khoáng.
Câu 18: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn
Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm
Kiên cường chống giặc mười năm
Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”
- A. Nguyễn Huệ.
B. Lê Lợi.
- C. Lý Thường Kiệt.
- D. Trần Quý Khoáng.
Câu 19: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?
- A. Phường thủ công.
- B. Đông xưởng.
- C. Phường hội
D. Cục bách tác.
Câu 20: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
- B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù
- C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm
D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung
Câu 21: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)?
- A. Lãnh đạo là các quý tộc nhà Trần.
B. Có sự thống nhất trên phạm vi cả nước.
- C. Diễn ra liên tục trên phạm vi rộng lớn.
- D. Đều bị đàn áp đẫm máu.
Câu 22: Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
- A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).
- B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).
- C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
Câu 23: Việc nhà Lý chủ động giảng hòa, kết thúc chiến tranh với quân Tống bằng con đường hòa bình không nhằm mục đích nào dưới đây?
- A. Đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
- B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.
- C. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.
D. Buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp sản vật cho Đại Việt.
Câu 24: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)?
- A. Sự ủng hộ của nhân dân.
- B. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt.
- C. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên.
D. Sự lên xuống của con nước thủy triều.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực chính trị?
- A. Chiêu dụng những người ngoài họ Trần nhưng có tài năng.
- B. Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.
- C. Cải tổ bộ máy chính quyền các cấp, đổi tên các đơn vị hành chính.
D. Khuyến khích sự bành trướng ảnh hưởng của quý tộc họ Trần.
Bình luận