Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?

  • A. Hoa Lư.
  • B. Phong Châu.
  • C. Đại La.
  • D. Cổ Loa.

Câu 2: Nhà Trần tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1226 – 1400.
  • B. 1225 – 1400.
  • C. 1226 – 1410.
  • D. 1225 – 1401.

Câu 3: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?

  • A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).
  • B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
  • C. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
  • D. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).

Câu 4: Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là

  • A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.
  • B. Thạt Luổng.
  • C. chùa Vàng.
  • D. đô thị cổ Pa-gan.

Câu 5: Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử vào năm nào?

  • A. Năm 1070.
  • B. Năm 1075.
  • C. Năm 1077.
  • D. Năm 1080.

Câu 6: Để đối phó với âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

  • A. Đánh chắc tiến chắc.
  • B. Thực hiện kế “thanh dã”.
  • C. Đánh nhanh thắng nhanh.
  • D. "Tiến công trước để tự vệ".

Câu 7: Nhà Minh lấy cớ gì để đem quân sang xâm lược Đại Ngu?

  • A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
  • B. Nhà Hồ đem quân tiến sát biên giới Trung Quốc.
  • C. Nhà Hồ thực hiện cải cách.
  • D. Quý tộc nhà Trần cầu viện quân Minh.

Câu 8: Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn đã buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận kết thúc chiến tranh?

  • A. Tân Bình - Thuận Hóa.
  • B. Tốt Động - Chúc Động.
  • C. Chi Lăng - Xương Giang.
  • D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 9: Thời Lê Sơ, hệ tư tưởng chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là

  • A. Phật giáo.
  • B. Đạo giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Thiên chúa giáo.

Câu 10: Nửa sau thế kỉ XIII, Vương quốc Chăm-pa

  • A. được thành lập.
  • B. bước vào giai đoạn ổn định.
  • C. lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
  • D. bị Chân Lạp thôn tính.

Câu 11:

“Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”

(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)

Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lào?

  • A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
  • B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.
  • C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.
  • D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

  • A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.
  • B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
  • C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.
  • D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 13: Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến nghi lễ nào trong sản xuất nông nghiệp của Đại Việt thời Lý?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Lễ mừng lúa mới.
  • B. Lễ tra hạt.
  • C. Lễ xuống đồng.
  • D. Lễ cày tịch điền.

Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) kết thúc thắng lợi là bởi

  • A. quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng.
  • B. nhà Tốn g bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
  • C. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
  • D. quân dân Đại Việt giành thắng lợi quyết định tại sông Bạch Đằng.

Câu 15: Trong tác phẩm “Lịch sử nước nhà” (1941), Hồ Chí Minh đã viết về nhà Trần

“Đời Trần văn giỏi võ nhiều

Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh”

Hai câu thơ trên thể hiện điều gì về nhà Trần?

  • A. Nhà Trần có nhiều vị quan tài giỏi.
  • B. Nền kinh tế dưới thời Trần rất phát triển.
  • C. Xã hội thời Trần tương đối ổn định.
  • D. Tất cả các nội dung trên đều đúng.

Câu 16: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào dưới đây?

  • A. Trần Quốc Toản.
  • B. Trần Thủ Độ.
  • C. Trần Bình Trọng.
  • D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 17: Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành Việt Nam và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • B. Hoàng thành Thăng Long.
  • C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  • D. Kinh thành Huế.

Câu 18: Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm thời rời vùng núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào

  • A. Nghệ An.
  • B. Hà Tĩnh.
  • C. Quảng Bình.
  • D. Quảng Ngãi.

Câu 19: Bộ Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) còn có tên gọi khác là

  • A. Hoàng Việt luật lệ.
  • B. Luật Hồng Đức.
  • C. Hoàng triều luật lệ.
  • D. Luật Gia Long.

Câu 20: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
  • B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt
  • C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong
  • D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống

Câu 21: Bài học kinh nghiệm điển hình được rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo cho các cuộc đấu tranh thời kì sau là 

  • A. Phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
  • B. Phải đoàn kết được toàn dân tộc.
  • C. Phải quy tụ được những tướng lĩnh tài giỏi.
  • D. Phải có những cách đánh giặc độc đáo.

Câu 22: Ba đạo quân Lam Sơn tiến công ra Bắc không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? 

  • A. tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.
  • B. giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa. 
  • C. cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai.
  • D. chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Câu 23: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”

  • A. Lê Hoàn.
  • B. Đinh Bộ Lĩnh.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Lê Long Đĩnh.

Câu 24: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Tuổi già nhưng sức chẳng già

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

  • A. Đinh Bộ Lĩnh.
  • B. Lê Hoàn.
  • C. Trần Hưng Đạo.
  • D. Lý Thường Kiệt.

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

  • A. Buộc nhà Nguyên phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt.
  • B. Bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • C. Khẳng định quyết tâm, sức mạnh tinh thần của người Việt.
  • D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật đánh giặc.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác