Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Lan Xang được thành lập ở

  • A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
  • B. đảo Su-ma-tra.
  • C. lưu vực sông Mê Công.
  • D. đảo Gia-va.

Câu 2: Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là

  • A. Quốc triều hình luật.
  • B. Luật Hồng Đức.
  • C. Hình luật.
  • D. Hình thư.

Câu 3: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt (cuối năm 1076) do ai chỉ huy?

  • A. Quách Quỳ, Triệu Tiết.
  • B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi.
  • C. Liễu Thăng, Triệu Tiết.
  • D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông.

Câu 4: Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì

  • A. đấu tranh chống Bắc thuộc.
  • B. cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. độc lập, tự chủ.
  • D. đấu tranh giành độc lập, tự chủ.

Câu 5: Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta thành

  • A. Vạn Xuân.
  • B. Đại Nam.
  • C. Đại Cồ Việt.
  • D. Đại Ngu.

Câu 6: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?

  • A. Cấm quân và bộ binh.
  • B. Bộ binh và thủy binh.
  • C. Cấm quân và biên quân, lộ quân.
  • D. Quân trung ương và quân địa phương.

Câu 7: Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng khu vực rộng lớn từ

  • A. Nghệ An vào đến Thuận Hóa.
  • B. Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
  • C. Thanh Hóa vào đến Quảng Bình
  • D. Thuận Hóa vào đến Quảng Bình.

Câu 8: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)?

  • A. Chi Lăng, Xương Giang.
  • B. Tốt Động, Chúc Động.
  • C. Đông Bộ Đầu, Bạch Đằng.
  • D. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

Câu 9: Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới triều vua nào?

  • A. Lê Thái Tổ.
  • B. Lê Nhân Tông.
  • C. Lê Thánh Tông.
  • D. Lê Hiển Tông.

Câu 10: Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào dưới đây?s

  • A. Văn hóa Hồi giáo.
  • B. Văn hóa Khơme.
  • C. Văn hóa Trung Quốc.
  • D. Văn hóa Ấn Độ.

Câu 11: Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Chăm-pa

  • A. được thành lập.
  • B. bước vào giai đoạn ổn định.
  • C. lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
  • D. bị Chân Lạp thôn tính.

Câu 12: Tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi ở nước ta dưới thời Ngô - Đinh – Tiền Lê?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Ấn Độ giáo.

Câu 13: Bộ phận thống trị trong xã hội thời Lý gồm

  • A. nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
  • B. thương nhân, quan lại, nô tì.
  • B. nhà sư, quan lại, nông dân.
  • D. quý tộc, quan lại, địa chủ.

Câu 14: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?

  • A. Đòi lại những vùng đất mà trước kia đã bị Đại Việt chiếm giữ.
  • B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
  • C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liêu, Hạ phải kiêng nể.
  • D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

Câu 15: Điểm độc đáo trong bộ máy cai trị của nhà Trần là gì?

  • A. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
  • B. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
  • C. Chia cả nước thành 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
  • D. Đặt lệ: không lập hoàng hậu, không lấy Trạng nguyên.

Câu 16: Kế sách đánh giặc được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên là

  • A. “tiên phát chế nhân”.
  • B. “đánh nhanh thắng nhanh”.
  • C. “vườn không nhà trống”.
  • D. “đóng cọc trên sông Bạch Đằng”.

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh?

  • A. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân đánh giặc.
  • B. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.
  • C. Nhà Hồ không có thành lũy kiên cố.
  • D. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị chu đáo.

Câu 18: Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã

  • A. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
  • B. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc.
  • C. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt,
  • D. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc mạnh nhất châu Á.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ?

  • A. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.
  • B. Tinh thần nỗ lực, hăng say lao động của nhân dân.
  • C. Đất nước hòa bình, rất ít khi xảy ra chiến tranh.
  • D. Nông dân không phải nộp tô thuế cho nhà nước.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện phát triển thịnh đạt của vương quốc Lan Xang từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII? 

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh.
  • B. Là quốc gia mạnh nhất và cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
  • C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người Châu Âu.
  • D. Lãnh thổ và nền độc lập được bảo vệ vững chắc trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Miến Điện

Câu 21: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

  • A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
  • B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
  • C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
  • D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 22: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?

  • A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
  • B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
  • C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
  • D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Câu 23: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? 

  • A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân.
  • B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
  • D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.

Câu 24: Cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) của quân dân Tiền Lê đã

  • A. thất bại, Đại Cồ Việt rơi vào ách cai trị của nhà Tống.
  • B. thắng lợi, nền độc lập, tự chủ của Đại Cồ Việt được bảo vệ vững chắc.
  • C. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho nhân dân Việt Nam.
  • D. chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Câu 25: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là do

  • A. sức mạnh của khối đoàn kết quân dân Đại Việt.
  • B. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
  • C. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
  • D. có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Hoàn, Tôn Đản.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác