Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?

  • A. Chậu A Nụ.
  • B. Xu-li-nha Vông-xa.
  • C. Pha Ngừm.
  • D. Giay-a-vác-man II.

Câu 2: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?

  • A. Phật giáo.
  • B. Thiên Chúa giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Đạo giáo.

Câu 3: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

  • A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.
  • B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.
  • C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.
  • D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Câu 4: Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt cùng với nhân vật lịch sử nào chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thủy, bất ngờ tấn công vào đất Tống?

  • A. Tông Đản
  • B. Quách Quỳ.
  • C. Thân Cảnh Phúc
  • D. Nùng Trí Cao.

Câu 5: Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là

  • A. Hình thư.
  • B. Quốc triều hình luật.
  • C. Luật Hồng Đức.
  • D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 6: Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần chuyển kinh đô về địa phương nào?

  • A. Tây Đô (Thanh Hóa).
  • B. Phong Châu (Phú Thọ).
  • C. Vạn An (Nghệ An).
  • D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Câu 7: Tướng giặc nào chỉ huy quân Nguyên tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1287)?

  • A. Sầm Nghi Đống.
  • B. Phúc Khang An.
  • C. Thoát Hoan.
  • D. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 8: Hội thề Đông Quan giữa đại diện nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Ngày 10 tháng 12 năm 1427.
  • B. Ngày 12 tháng 10 năm 1427.
  • C. Ngày 3 tháng 1 năm 1428.
  • D. Ngày 1 tháng 3 năm 1428.

Câu 9: Vị vua nào đã căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”?

  • A. Lê Thái Tổ.
  • B. Lê Thánh Tông.
  • C. Lê Nhân Tông.
  • D. Lê Hiển Tông.

Câu 10: Vương quốc Lan Xang tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1353 – 1707.
  • B. 1353 – 1884.
  • C. 1535 – 1707.
  • D. 1707 – 1884.

Câu 11: Ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa là

  • A. nông nghiệp.
  • B. thủ công nghiệp.
  • C. thương nghiệp.
  • D. mậu dịch hàng hải.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

  • A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.
  • B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
  • C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.
  • D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

Câu 13: Nhà Lý đã mở thương cảng nào để trao đổi, buôn bán với nước ngoài?

  • A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
  • B. Cam Ranh (Khánh Hòa).
  • C. Dung Quất (Quảng Ngãi).
  • D. Chân Mây (Thừa Thiên Huế).

Câu 14: Tiến công sang đất Tống vào cuối năm 1075, mục đích chính của Lý Thường Kiệt là gì?

  • A. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới của quân Tống.
  • B. Lật đổ bộ máy chính quyền trung ương của nhà Tống.
  • C. Chiếm giữ đất đai của nhà Tống, mở rộng lãnh thổ Đại Việt.
  • D. Đòi lại những vùng đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?

  • A. Đẩy mạnh việc làm thủy lợi.
  • B. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất.
  • C. Cấm giết mổ, trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo.
  • D. Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.

Câu 16: Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

  • A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
  • B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
  • C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
  • D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Câu 17: Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền không xuất phát từ mục đích nào dưới đây?

  • A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội.
  • B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của các quý tộc nhà Trần.
  • C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước.
  • D. Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm.
  • B. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
  • C. Quân Minh lực lượng ít, vũ khí thô sơ, khí thế chiến đấu kém cỏi.
  • D. Nhân dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

Câu 19: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để

  • A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
  • B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
  • C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
  • D. ca ngợi công lao của các vị vua.

Câu 20: Người Chăm-pa chủ yếu sử dụng loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Nôm.
  • B. Chữ Khơ-me.
  • C. Chữ Phạn và chữ Chăm.
  • D. Chữ giáp cốt.

Câu 21: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?

  • A. Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế.
  • B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
  • C. Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn.
  • D. Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế.

Câu 22: Sự kiện nào dưới đây không minh chứng cho tinh thần dũng cảm của quân dân nhà Trần trước sức mạnh của quân Mông Cổ? 

  • A. Ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ.
  • B. Chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
  • C. Đem quân nghênh chiến khi giặc vừa tràn vào Đại Việt.
  • D. Viết thư giảng hòa tạm thời.

Câu 23: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?

  • A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.
  • B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
  • C. Những người lãnh đạo bất tài.
  • D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.

Câu 24: Biểu hiện nào sau đây không thuộc đặc điểm về chính trị của Cham-pa?

  • A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
  • B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
  • C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
  • D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 25: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

  • A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
  • B. Đạo phật được đề cao nên cấm sát sinh.
  • C. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
  • D. Trâu, bò là động vật linh thiêng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác