Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

  • A. Sự trường tồn.
  • B. Triệu voi.
  • C. Niềm vui lớn.
  • D. Triệu mùa xuân.

Câu 2: Sau khi thống nhất các sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân suy tôn là

  • A. Vạn Thắng Vương.
  • B. Bắc Bình Vương.
  • C. Bình Định Vương.
  • D. Bố Cái Đại Vương.

Câu 3: Lý Thường Kiệt lựa chọn địa điểm nào để xây dựng phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?

  • A. Cửa sông Bạch Đằng.
  • B. Thành Đa Bang.
  • C. Sông Như Nguyệt.
  • D. Thành Tây Đô.

Câu 4: Năm 1010, Lý Công uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về

  • A. Phong Châu (Phú Thọ).
  • B. Đại La (Hà Nội).
  • C. Phú Xuân (Huế).
  • D. Vạn An (Nghệ An).

Câu 5: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ

  • A. quân chủ trung ương tập quyền.
  • B. phong kiến phân quyền.
  • C. quân chủ lập hiến.
  • D. dân chủ đại nghị.

Câu 6: Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần

  • A. mới được thành lập.
  • B. bước đầu phát triển.
  • C. phát triển mạnh mẽ.
  • D. lâm vào khủng hoảng.

Câu 7: Sau thất bại trong trận Chi Lăng – Xương Giang, quân Minh ở Đông Quan đã

  • A. kiên quyết tử thủ, không chịu đầu hàng.
  • B. liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
  • C. rơi vào thế bị động, liên lạc về nước, cầu cứu viện binh.
  • D. vội vàng xin hòa, chấp nhận mở hội thề và rút quân về nước.

Câu 8: “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Trần Quốc Tuấn.
  • B. Trần Bình Trọng.
  • C. Trần Quốc Toản.
  • D. Trần Thủ Độ.

Câu 9: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua năm nào? Đặt tên nước là gì?

  • A. 1428 – Đại Việt.
  • B. 1427 – Đại Việt.
  • C. 1428 – Đại Nam.
  • D. 1427 – Đại Nam.

Câu 10: Từ khoảng thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Chăm-pa?

  • A. Ấn Độ giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Nho giáo.

Câu 11: Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lan Xang đều

  • A. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ.
  • B. được hình thành tại lưu vực sông I-ra-oa-đi.
  • C. là những vương quốc phong kiến do người Thái lập nên.
  • D. tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Hồi giáo.

Câu 12: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

  • A. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
  • B. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.
  • C. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.
  • D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.

Câu 13: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La không xuất phát từ lý do nào sau đây?

  • A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển.
  • B. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
  • C. Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
  • D. Thành Đại La có địa thế hiểm trở, phù hợp cho việc phòng thủ quân sự.

Câu 14: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Đó là câu nói của ai?

  • A. Trần Quốc Tuấn.
  • B. Trần Thủ Độ.
  • C. Lý Thường Kiệt.
  • D. Lý Công Uẩn.

Câu 15: Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là

  • A. nông dân.
  • B. thợ thủ công.
  • C. thương nhân.
  • D. nô tì.

Câu 16: Ai là người được vua Trần giao trọng trách chức vụ Quốc công tiết chế (tổng chỉ huy quân đội) trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Quang Khải.
  • C. Trần Quốc Tuấn.
  • D. Trần Khánh Dư.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?

  • A. Phát hành tiền đồng thay cho tiền giấy.
  • B. Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.
  • C. Hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.
  • D. Tăng cường, củng cố quân đội.

Câu 18: Trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423), nghĩa quân Lam Sơn

  • A. liên tiếp giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
  • B. nhanh chóng làm chủ được nhiều vùng đất rộng lớn.
  • C. gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
  • D. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 19: Điểm mới trong chính sách phát triển giáo dục – văn hóa dân tộc của nhà Lê sơ là gì?

  • A. Dựng Văn Miếu ở Kinh đô để thờ Khổng Tử.
  • B. Mở trường học ở các địa phương trên cả nước.
  • C. Dựng bia Tiến sĩ để vinh danh những người đỗ đạt.
  • D. Tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Câu 20: Hiện nay ở nước ta có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
  • B. Tháp Chăm (Phan Rang).
  • C. Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam).
  • D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 21: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?

  • A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ
  • B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành
  • C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
  • D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm

Câu 22: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?

  • A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
  • B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
  • C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
  • D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức.

Câu 23: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” Hai câu thơ trên phản ánh điều gì? 

  • A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh.
  • B. Sự phản bội của một số binh lính.
  • C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
  • D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.

Câu 24: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 25: Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?

  • A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
  • B. Cho các tù trưởng miền núi tự ý cai quản vùng đất của mình.
  • C. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
  • D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác