Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
- A. Quý tộc người Rô-ma.
- B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
- D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 2: Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?
- A. Mĩ, Anh.
- B. Trung Quốc, Ấn Độ.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- D. Pháp, Đức.
Câu 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố nào?
A. Thành phố Phờ-lo-ren (Italia).
- B. Thành phố Luân Đôn (Anh).
- C. Thành phố Pa-ri (Pháp).
- D. Thành phố Am-xtéc-đam (Hà Lan).
Câu 4: Những quốc gia đi đầu trong phong trào Cải cách tôn giáo là
A. Đức, Thuỵ Sĩ.
- B. Anh, Pháp,
- C. Bỉ, Hà Lan.
- D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 5: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của 2 giai cấp cơ bản là
A. tư sản và vô sản.
- B. nông dân và địa chủ.
- C. lãnh chúa và nông nô.
- D. nông nô và nô lệ.
Câu 6: Những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời Đường là
- A. Tư Mã Thiên, Đổng Trọng Thư, Ngô Thừa Ân.
- B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị .
- C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân.
D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
Câu 7: Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra
- A. nhà Tần.
- B. nhà Triệu.
C. nhà Tống.
- D. nhà Minh.
Câu 8: Người sáng lập ra Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là
- A. A-cơ-ba.
- B. A-sô-ca.
C. San-đra Gúp-ta I.
- D. Mi-bi-ra-cu-la.
Câu 9: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là loại chữ gì?
- A. Chữ Hán.
- B. Chữ La-tinh.
C. Chữ Phạn.
- D. Chữ Ka-na.
Câu 10: Pa-gan là vương quốc do tộc người nào lập nên?
- A. Người Thái.
B. Người Miến.
- C. Người Chăm.
- D. Người Khơ-me.
Câu 11: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
- A. tăng lữ giáo hội.
- B. nô lệ.
C. nông nô.
- D. lãnh chúa.
Câu 12: Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã
A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi tới được cực Nam của châu Phi.
- B. dẫn đầu đoàn thuỷ thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
- C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
- D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Câu 13: Đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp
- A. bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
- B. mới được hình thành và bước đầu phát triển.
C. rơi vào tình trạng phân tán.
- D. vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
Câu 14: Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao
- A. giáo lí của Thiên Chúa giáo.
B. giá trị và vẻ đẹp của con người.
- C. trật tự và lễ giáo phong kiến.
- D. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm cải cách của Mác-tin Lu-thơ?
- A. Cho rằng, con người được Chúa cứu vớt bằng đức tin.
B. Ủng hộ các lễ nghi và giáo lí của Thiên Chúa giáo.
- C. Phê phán chính sách áp bức của Tòa thánh Rô-ma.
- D. Chống lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
Câu 16: Vào khoảng thế kỉ XV-XVI, khi nhu cầu lông cừu tăng cao, nhiều địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông nhằm thu lợi nhuận. Họ cướp ruộng đất của nông dân, lập ra các đồng cỏ chăn nuôi cừu. Vì thế người nông dân bị mất đất, thất nghiệp và phải bán sức lao động. Hiện tượng trên được Tô-mát Mo-rơ gọi là
- A. Bóc lột sức lao động.
B. “cừu ăn thịt người”.
- C. “Cướp đất - lập đồn điền”.
- D. “buôn bán nô lệ”.
Câu 17: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh
A. suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
- B. bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực.
- C. vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
- D. mới được hình thành và bước đầu phát triển.
Câu 18: Trong xã hội Ấn Độ thời phong kiến, chế độ Cax-ta phân chia cư dân dựa trên sự phân biệt về
- A. chủng tộc và màu da.
- B. tôn giáo và vùng miền.
C. nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo.
- D. vùng miền địa lí và ngôn ngữ.
Câu 19: Năm 1983, Lăng Ta-giơ Ma-han được tổ chức UNESCO ghi danh là
A. Di sản thế giới.
- B. Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
- C. Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
- D. Di sản thiên nhiên thế giới.
Câu 20: Cư dân Campuchia sáng tạo ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở
A. sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ.
- B. tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của Trung Quốc.
- C. vở kịch Sơ-cun-tơ-la của Ấn Độ.
- D. các truyền thuyết về tiền kiếp của Đức Phật.
Câu 21: Sự ra đời của các thành thị trung đại đã có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển của các nước Tây Âu, ngoại trừ việc
- A. tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- B. mang lại không khí tự do, mở mang tri thức.
- C. phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa.
D. củng cố chế độ phong kiến phân quyền.
Câu 22: Ý không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng là
- A. Giáo lí Thiên Chúa giáo kìm hãm sự phát triển của văn hóa, khoa học.
- B. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.
- C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.
D. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào.
Câu 23: Phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã
A. khiến Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái.
- B. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến chuyên chế.
- C. thủ tiêu triệt để các giáo lí, lễ nghi của Thiên chúa giáo.
- D. thúc đẩy sự bùng nổ của phong trào văn hóa Phục hưng.
Câu 24: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì
- A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm
- C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ
- D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa
Câu 25: Vạn Lý Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
- B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.
- C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.
- D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.
Bình luận