Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?

  • A. Đức.
  • B. Thụy Sĩ.
  • C. Italia.
  • D. Pháp.

Câu 2: Sau Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân chia thành mấy giáo phái?

  • A. 2 giáo phái.
  • B. 3 giáo phái.
  • C. 4 giáo phái.
  • D. 5 giáo phái.

Câu 3: Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?

  • A. Tăng lữ giáo hội.
  • B. Quý tộc người Giéc-man.
  • C. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
  • D. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.

Câu 4: Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Mĩ.

Câu 5: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời

  • A. Thời Tống – Nguyên.
  • B. Thời Minh – Thanh.
  • C. Thời Tần – Hán.
  • D. Thời Đường – Tống.

Câu 6: Đến đầu thế kỉ XVI, có nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ

  • A. công ty độc quyền.
  • B. công trường thủ công.
  • C. công ti thương mại.
  • D. đồn điện, trang trại.

Câu 7: Loại hình văn học rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là

  • A. thơ Đường luật.
  • B. từ.
  • C. kinh kịch.
  • D. tiểu thuyết chương hồi.

Câu 8: Quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á đã đưa đến sự ra đời của quốc gia nào dưới đây?

  • A. Lan Xang.
  • B. A-chê.
  • C. Xu-khô-thay-a.
  • D. Chăm-pa.

Câu 9: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là

  • A. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
  • B. sử thi “Đăm-săn”.
  • C. sử thi “I-li-át”.
  • D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.

Câu 10: Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?

  • A. Đạo giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Hin-đu giáo.
  • C. Thiên chúa giáo.

Câu 11: Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã

  • A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi tới được cực Nam của châu Phi.
  • B. dẫn đầu đoàn thuỷ thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
  • C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
  • D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Câu 12: Nhà khoa học nào là tác giả của câu nói nổi tiếng “Dù sao Trái Đất vẫn quay”?

  • A. Ga-li-lê.
  • B. Bru-nô.
  • C. N. Cô-péc-ních.
  • D. Kê-plơ.

Câu 13: Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu mang đặc điểm như thế nào?

  • A. Kinh tế hàng hóa.
  • B. Khép kín, tự cung, tự cấp.
  • C. Có sự giao lưu, buôn bán với bên ngoài.
  • D. Khép kín, tuyệt đối không có sự trao đổi với bên ngoài.

Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu trong các thế kỉ XVI - XVII là do Giáo hội Thiên Chúa

  • A. là bệ đỡ tư tưởng của chế độ tư bản chủ nghĩa.
  • B. thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học.
  • C. cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
  • D. ủng hộ bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.

Câu 15: Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn nào dưới đây?

  • A. Bắt nông nô nộp nhiều loại tô, thuế.
  • B. Chia ruộng đất cho nông dân để thu địa tô.
  • C. Bắt nông nô thực hiện nghĩa vụ lao dịch.
  • D. Cướp đoạt của cải, tài nguyên của thuộc địa.

Câu 16: Nhận xét nào dưới đây đúng với sự phát triển của Trung Quốc dưới thời kì cai trị của nhà Đường?

  • A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
  • B. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
  • C. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
  • D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển.

Câu 17: Từ các thế kỉ IV – V, ở Ấn Độ, chế độ đẳng cấp Vác-na dần chuyển thành

  • A. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
  • B. chế độ Cax-ta.
  • C. chế độ phân biệt tôn giáo.
  • D. chế độ phân biệt vùng miền.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển kinh tế của các vương quốc ở Đông Nam Á thời phong kiến?

  • A. Hoàn toàn không có sự giao lưu kinh tế.
  • B. Sản xuất nông nghiệp được mở rộng.
  • C. Các nghề thủ công nghiệp phát triển.
  • D. Thị trường thương mại rất sôi động.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình hình Campuchia dưới thời kì Ăng-co (802 – 1431)?

  • A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.
  • B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).
  • C. Đóng đô ở Phnôm Pênh để tránh cuộc tấn công của người Gia-va.
  • D. Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 20: Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do

  • A. hoạt động trao đổi giữa các lãnh địa phát triển.
  • B. sự phát triển của hoạt động sản xuất.
  • C. chính sách khuyến khích buôn bán của các lãnh chúa.
  • D. sự phát triển của hoạt động thương mại Đông - Tây.

Câu 21: Mũi cực Nam châu Phi được B. Đi-a-xơ đặt tên là gì?

  • A. Mũi Bão Tố.
  • B. Mũi Hảo Vọng.
  • C. Mũi Né.
  • D. Mũi Cà Mau.

Câu 22: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về giai cấp tư sản?

  • A. Được hình thành từ lực lượng: nông dân bị mất ruộng đất.
  • B. Giai cấp tư sản thuê mướn, bóc lột vô sản để thu lợi nhuận.
  • C. Xuất thân từ lực lượng thợ thủ công bị mất tư liệu sản xuất.
  • D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng lao động làm thuê.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời kì cai trị của Vương triều Gúp-ta?

  • A. Diện tích canh tác bị thu hẹp.
  • B. Có sự trao đổi hàng hóa với Ba Tư, Trung Quốc…
  • C. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
  • D. Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.

Câu 24: Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản?

  • A. Cung cấp nguồn vốn và nhân công cho giai cấp tư sản.
  • B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
  • C. Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
  • D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

Câu 25: Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

  • A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm.
  • B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.
  • C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
  • D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác