Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là
- A. Sếch-xpia.
- B. Ga-li-lê.
- C. Xéc-van-téc.
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
- A. Nông dân và nô lệ.
- B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Lãnh chúa và nông nô.
- D. Thương nhân và quý tộc.
Câu 3: Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
A. Cựu giáo và Tân giáo.
- B. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
- C. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
- D. phái cải cách và phái bạo động.
Câu 4: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
A. tràn xuống nhâm nhập La Mã.
- B. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
- C. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
- D. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.
Câu 5: Chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì cai trị của triều đại nào?
- A. Nhà Nguyên.
B. Nhà Đường.
- C. Nhà Minh.
- D. Nhà Hán.
Câu 6: Cơ quan chép sử của chính quyền phong kiến nhà Đường được gọi là
- A. Quốc sử viện.
- B. Quốc Tử Giám.
C. Sử quán.
- D. Tôn Nhân Phủ.
Câu 7: Quá trình quý tộc và địa chủ Anh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồng cỏ chăn nuôi cừu đã được Tô-mát Mo-rơ gọi là
- A. “Người ăn thịt cừu”.
B. “Cừu ăn thịt người”.
- C. “Cướp đất - lập đồn điền”.
- D. “Cướp đất - lập điền trang”.
Câu 8: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo nào dưới đây?
- A. Hinđu giáo và Hồi giáo.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
- C. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
- D. Nho giáo và Đạo giáo.
Câu 9: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là
A. sông Ấn và Hằng.
- B. sông Hồng và Đà.
- C. sông Ơ- phrát và Nin.
- D. Hoàng Hà và Dương Tử.
Câu 10: Vào khoảng thế kỉ X, Vương quốc Pa-gan được thành lập ở
- A. đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
- B. đồng bằng sông Mê Công.
C. lưu vực công I-ra-oa-đi.
- D. Lưu vực sông Chao Phray-a.
Câu 11: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là
- A. sử thi Ra-ma-ya-na.
- B. sử thi Đăm-săn.
C. sử thi Riêm Kê.
- D. sử thi Ra-ma Kiên.
Câu 12: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đã đưa ra thuyết nhật tâm để phản bác thuyết địa tâm của giáo hội Kitô?
- A. Đan-tê.
- B. Xéc-van-téc.
C. N. Cô-péc-ních.
- D. Mi-ken-lăng-giơ.
Câu 13: Theo Mác-tin Lu-thơ, con người được Chúa cứu vớt là do
- A. có nhiều tài sản.
- B. thực hành đầy đủ các nghi lễ.
C. lòng chân thành của đức tin.
- D. trung thành tuyệt đối với Giáo hoàng.
Câu 14: Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn nào dưới đây?
- A. Chia ruộng đất cho nông dân để thu địa tô.
- B. Bắt nông nô thực hiện nghĩa vụ lao dịch.
C. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
- D. Bắt nông nô nộp nhiều loại tô, thuế.
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
- B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
- C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề để các nhà thám hiểm Tây Âu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?
- A. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
- B. Ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên của con người.
- C. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải.
D. Nhu cầu tìm kiếm con đường thương mại mới sang phương Tây.
Câu 17: Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh có đặc điểm gì nổi bật?
- A. Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển bước đầu được hình thành.
- B. Nông nghiệp sa sút, mất mùa; sản xuất công – thương nghiệp bị đình trệ.
C. Kinh tế Trung Quốc có sự phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất.
- D. Xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối đời sống kinh tế - xã hội.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến?
- A. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao.
- B. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.
- C. Ngôi vua được cha truyền – con nối.
D. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước.
Câu 19: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?
- A. Hoàng thành Thăng Long.
- B. Đền tháp Pa-gan.
C. Đại bảo tháp San-chi.
- D. Chùa Suê-đa-gon.
Câu 20: Dưới thời Ăng-co, bộ máy nhà nước của Vương quốc Cam-pu-chia được xây dựng theo mô hình
- A. phong kiến phân quyền.
B. quân chủ chuyên chế tập quyền.
- C. quân chủ lập hiến.
- D. dân chủ chủ nô.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?
- A. Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
B. Do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.
- C. Thời Trung đại, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.
- D. Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cấm.
Câu 22: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
- A. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
B. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
- C. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
- D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 23: Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều là các vương triều
A. ngoại tộc, theo đạo Hồi.
- B. do người Hồi giáo gốc Tuốc lập nên.
- C. do người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.
- D. do người bản địa Ấn Độ (người Đra-vi-đa) lập nên.
Câu 24: Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?
- A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
- B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản
- C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn
Câu 25: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gúp-ta?
A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m.
- B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m.
- C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng.
- D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg.
Bình luận