Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?

  • A. Thế kỉ XIV.
  • B. Thế kỉ XV.
  • C. Thế kỉ XVI.
  • D. Thế kỉ XVII.

Câu 2: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là

  • A. Đôn-ki-hô-tê.
  • B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
  • C. Bữa tối cuối cùng.
  • D. Nàng Mô-na Li-sa.

Câu 3: Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là

  • A. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
  • B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.
  • C. Ga-li-lê và Cô-péc-ních.
  • D. Pi-e Giôn-sát và Xéc-van-téc.

Câu 4: Những giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là

  • A. tư sản và vô sản.
  • B. nông dân và địa chủ.
  • C. lãnh chúa và nông nô.
  • D. nông nô và nô lệ.

Câu 5: Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều

  • A. có một lãnh địa riêng.
  • B. miễn giảm tô, thuế cho nông nô.
  • C. có một thành thị mang tên mình.
  • D. lao động vất cả cùng với nông nô.

Câu 6: Đầu thế kỉ X, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, được gọi là thời kì

  • A. loạn tam quốc.
  • B. Ngũ đại, thập quốc.
  • C. Xuân thu.
  • D. Chiến quốc.

Câu 7: Một trong “tứ đại phát minh” của Trung Quốc thời phong kiến là

  • A. kĩ thuật in.
  • B. dụng cụ đo động đất.
  • C. đồng hồ nước.
  • D. kĩ thuật dệt lụa.

Câu 8: Lãnh thổ Ấn Độ thời phong kiến thuộc khu vực nào của châu Á hiện nay?

  • A. Nam Á.
  • B. Tây Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Đông Bắc Á.

Câu 9: Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?

  • A. Ca-li-đa-xa.
  • B. San-đra Gup-ta I.
  • C. A-cơ-ba.
  • D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Câu 10: Vào khoảng thế kỉ XIII, Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời ở

  • A. đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
  • B. đồng bằng sông Mê Công.
  • C. lưu vực công I-ra-oa-đi.
  • D. Lưu vực sông Chao Phray-a.

Câu 11: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

  • A. đền Ăng-co Vát.
  • B. Thạt Luổng.
  • C. thánh địa Mỹ Sơn.
  • D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 12: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

  • A. thành thị trung đại.
  • B. lãnh địa phong kiến.
  • C. pháo đài quân sự.
  • D. nhà thờ giáo hội.

Câu 13: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh

  • A. Nàng Mô-na Li-sa.
  • B. Sự sáng tạo của A-đam.
  • C. Trường học A-ten.
  • D. Đánh nhau với cối xay gió.

Câu 14: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là

  • A. Chiến tranh nông dân Áo.
  • B. Chiến tranh nông dân Đức.
  • C. Chiến tranh nông dân Pháp.
  • D. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?

  • A. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
  • B. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
  • C. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
  • D. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

Câu 16: Giai cấp vô sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?

  • A. Nông dân bị mất ruộng đất.
  • B. Thợ thủ công bị phá sản.
  • C. Nô lệ bị bắt, bị bán.
  • D. Quý tộc và thương nhân.

Câu 17: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

  • A. Giữ quan hệ hòa hảo, thân thiết với các nước láng giềng.
  • B. Đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
  • C. Liên kết với các nước trong khu vực cùng phát triển.
  • D. Chinh phục các nước thông qua đường biển.

Câu 18: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.
  • B. Đóng góp nhiều thành tựu cho kho tàng văn minh nhân loại.
  • C. Mang tính khép kín, không có sự ảnh hướng, lan tỏa ra bên ngoài.
  • D. Có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước: Việt Nam, Nhật Bản,…

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

  • A. Phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại.
  • B. Nền văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ.
  • C. Hoàn toàn mang tính bản địa, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai.
  • D. Nhân dân Đông Nam Á cần cù, sáng tạo trong việc xây dựng bản sắc riêng.

Câu 20: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của Cam-pu-chia thời phong kiến?

  • A. Đền Ăng-co-vát.
  • B. Đền Ăng-co-thom.
  • C. Tháp Bay-on.
  • D. Đền tháp Bô-rô-bu-đua.

Câu 21: Nội dung nào phản ánh đúng nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các nước Tây Âu tiến hành những cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI?

  • A. Nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
  • B. Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải trên thế giới.
  • C. Con đường thương mại Đông - Tây trên bộ bị ách tắc.
  • D. Nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.

Câu 22: Những thay đổi về kinh tế ở Tây Âu đầu thế kỉ XVI đã tác động như thế nào đến xã hội?

  • A. Hình thành các giai cấp mới là: lãnh chúa và nông nô.
  • B. Đời sống của nông dân, thợ thủ công được cải thiện.
  • C. Hình thành các giai cấp mới là: tư sản và vô sản.
  • D. Thế lực của tăng lữ Giáo hội được củng cố.

Câu 23: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

  • A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • B. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.
  • C. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
  • D. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.

Câu 24: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

  • A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.
  • B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
  • C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
  • D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng tình hình Campuchia từ cuối thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XIX?

  • A. Phải đương đầu với các cuộc xâm chiếm của người Thái, chuyển kinh đô từ Ăngco về khu vực Phnôm Pênh ngày nay
  • B. Xây dựng hai quần thể Ăng co Vát và Ăng co Thom
  • C. Đất nước hầu như suy kiệt
  • D. Xảy ra những cuộc mưu sát và tranh giành nội bộ

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác