Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ăn mòn điện hóa xảy ra khi:

  • A. Kim loại tiếp xúc với nước cất.
  • B. Hai kim loại khác nhau tiếp xúc và đặt trong dung dịch chất điện li.
  • C. Kim loại tiếp xúc với không khí khô.
  • D. Kim loại đặt trong môi trường trung tính.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây của nhóm IA tan tốt trong nước?

  • A. NaCl.
  • B. MgCl₂.
  • C. CaCO₃.
  • D. Al₂O₃.

Câu 3: Kim loại nhóm IIA nào không phản ứng với nước ở điều kiện thường?

  • A. Be.
  • B. Mg.
  • C. Ca.
  • D. Ba.

Câu 4: Cặp kim loại Al - Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào chính?

  • A. Al bị ăn mòn điện hóa
  • B. Fe bị ăn mòn điện hóa
  • C. Al bị ăn mòn hóa học
  • D. Fe bị ăn mòn hóa học.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SOloãng.

(4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là:

  • A. (1),(2),(3),(4),(5)
  • B. (1) và (3)
  • C. (2) và (5)
  • D. (3) và (5)

Câu 6: Sodium chloride được dùng để làm gia vị thức ăn, điều chế sodium, sodium hydroxide, nước Javen. Công thức của sodium chloride là

  • A. Na2CO3.  
  • B. NaCl.      
  • C. NaHCO3
  • D. KCl.

Câu 7: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,9832 lít khí (đkc) ở anode và 6,24 gam kim loại ở cathode. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

  • A. LiCl.   
  • B. NaCl.     
  • C.  KCl.   
  • D.  RbCl.

Câu 8: Không gặp kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ở dạng tự do trong tự nhiên vì

  • A. đây là những kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.
  • B. thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ.
  • C. đây là những kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân.
  • D. đây là những kim loại nhẹ.

Câu 9: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi , thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là:

  • A. 75,76%.
  • B. 24,24%.
  • C. 66,67%.
  • D. 33,33%.

Câu 10: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag 

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

  • A. Fe2+, Ag+, Fe3+.           
  • B. Ag+, Fe2+, Fe3+.  
  • C. Fe2+, Fe3+, Ag +.           
  • D. Ag+, Fe3+, Fe2+.

Câu 11: Có pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa - khử sau: Fe2+/Fe và Ag+/Ag

Hãy tính suất điện động của mỗi pin điện hóa, biết rằng: E0Ag+/Ag = + 0,8V; E0Fe2+/Fe = -0,44V.

  • A. 0,36V.   
  • B. -1,24V. 
  • C. 1,24V. 
  • D. -0,36V.

Câu 12: Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở cathode khi điện phân dung dịch trên là:

  • A. Ag, Fe, Cu, Zn, Na.               
  • B. Ag, Fe, Cu, Zn.               
  • C. Ag, Cu, Fe, Zn.                       
  • D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na.

Câu 13: Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực thì ngừng. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3. Nhận định nào sau đây đúng:

  • A. Khí thoát ra ở anode là Cl2 và O2.
  • B. Khí thoát ra ở anode chỉ có Cl2.
  • C. H2O tham gia phản ứng điện phân ở cathode
  • D. Ở cathode có khí H2 thoát ra

Câu 14: Sự giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là :

  • A. đều có những cặp electron dùng chung.               
  • B. đều tạo thành từ những electron chung giữa các nguyên tử. 
  • C. đều là những liên kết tương đối kém bền.    
  • D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 15: Ở điều kiện thường Chromium (Cr) có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu coi nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là bao nhiêu?

  • A. 0,155nm.
  • B. 0,125nm.
  • C. 0,134nm.
  • D. 0,165nm.

Câu 16: Cho phản ứng a Al + bHNO3 → c Al(NO3)3 + dNO + eH2O

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng

  • A. 5.  
  • B. 4.   
  • C. 7.   
  • D. 6.

Câu 17: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxide. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 9,8.          
  • B. 9,4.          
  • C. 13,0.        
  • D. 10,3.

Câu 18: Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế

  • A. kim loại mà ion dương của nó có tính oxi hóa yếu.
  • B. kim loại có tính khử yếu.
  • C. kim loại có cặp oxi hóa - khử đứng trước Zn2+/Zn.
  • D. kim loại hoạt động mạnh.

Câu 19: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

  • A. MgO, Fe, Cu.
  • B. Mg, Fe, Cu, Al.
  • C. MgO, Fe3O4, Cu, Al2O3.
  • D. Mg, FeO, Cu.

Câu 20: Có 3 mẫu hợp kim: Cu-Ag; Cu-Al; Cu-Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên?

  • A. HCl và NaOH.
  • B. HNO3 và NH3.
  • C. H2SO4 và NaOH.
  • D. H2SO4 loãng và NH3

Câu 21: Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol  Al thì có 1 mol Ni. Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

  • A. 81%  Al và 19% Ni
  • B. 82% Al và 18% Ni
  • C. 83% Al và 17% Ni
  • D. 84% Al và 16% Ni.

Câu 22:  Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố nào sau đây?

  • A. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn.
  • B. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu.
  • C. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni.
  • D. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe,

Câu 23: Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

  • A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.
  • B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.
  • C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
  • D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

Câu 24: Số phối trí và ion kim loại trung tâm trong phức chất [Cu(NH3)4]2+lần lượt là.

  • A. 4, NH3.
  • B. 4, Cu.
  • C. 2, NH3.
  • D. 2, Cu.

Câu 25: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 400 gam dung dịch CuCl2 6,75%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đkc) đã dùng là bao nhiêu?

  • A. 9,916 lít
  • B. 29,748 lít
  • C. 14,874 lít
  • D. 44,622 lít

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác