Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào?

  • A. 1965
  • B. 1967
  • C. 1976
  • D. 1984

Câu 2: Trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN bao gồm mấy lĩnh vực?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Thành phố nào giành chính quyền đầu tiên trong Cách mạng tháng Tám?

  • A. Hà Nội
  • B. Huế
  • C. Sài Gòn
  • D. Hà Tĩnh

Câu 4: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc?

  • A. Bình đẳng về chủ quyền quốc gia.
  • B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia.
  • C. Đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
  • D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào khiến Hội nghị I-an-ta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc?

  • A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 
  • B. Các cường quốc tham dự Hội nghị I-an-ta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới. 
  • C. Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh. 
  • D. Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.

Câu 6: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ

  • A. năm 1945 đến năm 1991.
  • B. năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
  • C. năm 1945 đến năm 1955.
  • D. năm 1945 đến năm 1999.

Câu 7: Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Đức.
  • B. Tây Béc-lin.
  • C. Đông Đức.
  • D. Đông Béc-lin.

Câu 8: Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào?

  • A. Thế giới đơn cực.
  • B. Đối thoại, hợp tác.
  • C. Văn hóa, xã hội là trọng tâm.
  • D. Phản toàn cầu hóa.

Câu 9: Nguyên nhân chính thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế là:

  • A. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế.
  • B. Xu thế toàn cầu hóa.
  • C. Điều chỉnh chiến lược phát triển.
  • D. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia.

Câu 10: Tính đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có bao nhiêu nước thành viên?

  • A. 3 nước.
  • B. 6 nước.
  • C. 9 nước.
  • D. 10 nước.

Câu 11: Mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á được tuyên bố ở

  • A. Hội nghị Diên Hồng.
  • B. Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển.
  • C. Hội nghị quốc tế về Đông Dương.
  • D. Tuyên bố Băng Cốc (1967).

Câu 12: Đâu không phải là trụ cột của Cộng đồng ASEAN?

  • A. Cộng đồng Chia sẻ tương lai Việt Nam.
  • B. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC).
  • C. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
  • D. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

Câu 13: “Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực” được trích trong

  • A. Thỏa ước Ba-li II (2003).
  • B. Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015).
  • C. Hội nghị cấp cao ASEAN 14.
  • D. Tầm nhìn ASEAN 2025.

Câu 14: Cuối tháng 8-1945, quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Anh, Pháp.
  • B. Anh, Trung Hoa dân quốc.
  • C. Nhật, Pháp.
  • D. Pháp, Trung Hoa dân quốc.

Câu 15: Cách mạng tháng Tám để để lại cho cách mạng Việt Nam bài học gì về chỉ đạo chiến lược cách mạng?

  • A. Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất. 
  • B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. 
  • C. Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng. 
  • D. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, thay đổi chủ trương phù hợp với tình hình.

Câu 16: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

  • A. Tiêu hao sinh lực địch.
  • B. Giam chân địch trong các đô thị.
  • C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.
  • D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 17: Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  • A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. 
  • B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. 
  • C. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.
  • D. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 18: Điều kiện cơ bản nhằm phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì lịch sử đổi mới là

  • A. giải phóng miền Nam.
  • B. độc lập và thống nhất.
  • C. phát triển kinh tế hai miền Nam – Bắc.
  • D. thống nhất đất nước về mặt chính trị, kinh tế, xã hội.

Câu 19: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt (từ tháng 12-1978) đã được

  • A. một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ.
  • B. một số nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ.
  • C. một số nhà lãnh đạo Mỹ ủng hộ.
  • D. 5 nước sáng lập ASEAN ủng hộ.

Câu 20: Để không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, cần

  • A. phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
  • B. xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam.
  • C. đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống mỗi người Việt Nam.
  • D. xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác