Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 cánh diều học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ thể đa bào:

  • A. Cấu tạo từ nhiều tế bào
  • B. Cấu tạo từ 1 tế bào
  • C. Chủ yếu cấu tạo từ các tế bào nhân sơ
  • D. Cấu tạo từ 1 tế bào nhân thực

Câu 2: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?

  • A. Tế bào
  • B. Cơ thể
  • C. Mô
  • D. Cơ quan

Câu 3: Vật nào dưới đây là vật sống? 

  • A. Con chó 
  • B. Con dao 
  • C. Cây chổi 
  • D. Cây bút

Câu 4: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?

  • A. Tảo lục 
  • B. Trùng roi 
  • C. Vi khuẩn lam 
  • D. Tảo bong bóng

Câu 5: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:

  • A. Một tế bào.                       
  • B. Hai tế bào.
  • C. Hàng trăm tế bào.            
  • D. Hàng nghìn tế bào.

Câu 6: Các sinh vật có kích thước khác nhau là do:

  • A. Thức ăn.                     
  • B. Môi trường sống.
  • C. Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể giống nhau.                     
  • D. Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể khác nhau. 

Câu 7: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chin và rụng? 

  • A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

Câu 8: Các loại hormone nào phối hợp kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng?

  • A. kích thích nang trứng (FSH), progesterone và estrogen
  • B. progesterone, hormone thể vàng (LH) và estrogen
  • C. kích thích nang trứng, hormone tạo thể vàng và estrogen
  • D. kích thích nang trứng, hormone tạo thể vàng và progesterone

Câu 9: trong cơ chế điều hòa sinh tinh, LH kích thích

  • A. Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
  • B. tế bào kẽ sản sinh ra Testosterone
  • C. phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
  • D. tuyến yên tiết FSH

Câu 10: Một số loài thực vật chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông. Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những loài thực vật có đặc điểm trên?

  • A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.
  • B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.
  • C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.
  • D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.

Câu 11: Cho các thông tin sau: Các yếu tố môi trường bao gồm: ……………………. ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như: ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả,… ở thực vật; mức sinh sản, tỉ lệ giới tính con sinh ra,… ở động vật.

Các yếu tố môi trường ở đây bao gồm

  • A. nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nước và chất dinh dưỡng.
  • B. nhiệt độ, ánh sáng, tuổi của loài, nước, độ ẩm.
  • C. nhiệt độ, ánh sáng, giới tính, nước, độ ẩm.
  • D. nhiệt độ, ánh sáng, giới tính, nước và chất dinh dưỡng.

Câu 12: Khi nói đến ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh sản ở thực vật, hiện tượng gì thường sẽ xảy ra đối với cây lúa khi nhiệt độ quá thấp?

  • A. Cây lúa sẽ không sinh sản.
  • B. Cây lúa sinh sản nhưng hạt lúa bị lép.
  • C. Cây lúa sinh sản nhưng số lượng hạt ít.
  • D. Cây lúa sẽ sinh sản muộn hơn.

Câu 13: Tại sao cứ gần đến tết người ta lại thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc?

  • A. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài. Do vậy, người ta thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
  • B. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
  • C. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
  • D. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.

Câu 14: Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?

  • A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.
  • B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ lạnh.
  • C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.
  • D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.

Câu 15: Trong quá trình nuôi gà, để điều chỉnh quá trình sinh sản của gà làm tăng số lượng trứng. Người ta đã dùng biện pháp nào sau đây?

  • A. Tăng thời gian chiếu sáng.
  • B. Giảm thời gian chiếu sáng.
  • C. Tăng nhiệt độ.
  • D. Giảm nhiệt độ

Câu 16: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là

  • A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
  • B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
  • C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
  • D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.

Câu 17: Vai trò của hoạt động “trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng” là

  • A. Cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì sự sống.
  • B. Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của môi trường.
  • C. Giúp cơ thể lớn lên.
  • D. Duy trì nòi giống.

Câu 18: Biểu hiện của hoạt động cảm ứng là

  • A. Hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, tích lũy năng lượng.
  • B. Phản ứng lại các kích thích từ môi trường.
  • C. Số lượng tế bào tăng lên.
  • D. Ra hoa, kết trái.

Câu 19: Quá trình bài tiết của sinh vật là?

  • A. Quá trình tạo ra con non
  • B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
  • C. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
  • D. Quá trình loại bỏ các chất thải

Câu 20: Sinh vật là những

  • A. Vật sống
  • B. Vật không sống
  • C. Vừa là vật sống, vừa là vật không sống
  • D. Vật chất

Câu 21: Có thể quan sát trùng roi và vi khuẩn bằng gì?

  • A. Mắt thường
  • B. Kính hiển vi
  • C. Kính lúp
  • D. Kính viễn vọng

Câu 22: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:

  • A. Một tế bào
  • B. Hai tế bào
  • C. Hàng trăm tế bào
  • D. Hàng nghìn tế bào

Câu 23: Đặc điểm cơ thể trùng roi

TRẮC NGHIỆM

  • A. Đơn bào, nhân thực
  • B. Đơn bào, nhân sơ
  • C. Đa bào, nhân thực
  • D. Đa bào, nhân sơ

Câu 24: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?

  • A. Con chó.          
  • B. Trùng biến hình.            
  • C. Con ốc sên.            
  • D. Con cua.

Câu 25: Quá trình tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường do tế bào nào thực hiện?

  • A. Tế bào tóc.
  • B. Tế bào chết.
  • C. Tế bào thần kinh.
  • D. Tế bào biểu mô.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác