Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 cánh diều học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là không phải nhân tố thuộc nhóm yếu tố bên trong
A. Nhiệt độ
- B. Hormone
- C. Di truyền
- D. Giới tính
Câu 2: Loài vật hoạt động vào ban ngày là
- A. Chuột
- B. Cú mèo
C. Thỏ
- D. Trăn
Câu 3: Động vật nào dưới đây thuộc động vật ưa ẩm?
- A. Thằn lằn.
- B. Tắc kè.
C. Ếch nhái.
- D. Chim bói cá.
Câu 4: Ví dụ về loài vật hoạt động về đêm là
- A. Thỏ
- B. Đại bang
- C. Tắc kè
D. Báo hoa mai
Câu 5: Sinh trưởng ở động vật là
- A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.
- B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
C. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
- D. sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.
Câu 6: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
- A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
- B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
- D. bướm → nhộng → sâu → trứng.
Câu 7: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là
- A. từ 5,6oC đến 37oC.
B. từ 23oC đến 37oC.
- C. từ 5,6oC đến 42oC.
- D. từ 37oC đến 42o.
Câu 8: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ra cần chú ý điều gì?
- A. Không cần tuân thủ nguyên tắc về liều lượng, thời điểm.
- B. Cho ăn kèm với thức ăn chứa nhiều tinh bột.
C. Xem xét kĩ đối tượng sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
- D. Chỉ cho ăn vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối.
Câu 9: Đâu là nhân tố thuộc nhóm các yếu tố bên ngoài
- A. Hormone
- B. Di truyền
C. Chất dinh dưỡng
- D. Giới tính
Câu 10: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh bên.
- B. Mô phân sinh đỉnh thân.
- C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
- D. Mô phân sinh lóng.
Câu 11: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho
- A. thân và rễ cây gỗ to ra.
- B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.
C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.
- D. cành của thân cây gỗ dài ra.
Câu 12: Đâu không phải đối tượng sử dụng hormone sinh trưởng
A. Cây quất cảnh
- B. Tỏi
- C. Hành
- D. Khoai tây
Câu 13: Đâu là đối tượng sử dụng hormone ức chế
- A. Cây lấy gỗ
- B. Câu lấy sợi
C. Khoai tây
- D. Cây quất cảnh
Câu 14: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?
A. Cây rêu.
- B. Cây cam.
- C. Cây xương rồng.
- D. Cây rau muống.
Câu 15: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự nào?
- A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
- B. Trồng đồng thời cả hai loại cây.
- C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 16: Thực vật sinh trưởng nhờ có
A. mô phân sinh.
- B. tế bào chuyên hoá.
- C. chồi.
- D. tế bào gốc.
Câu 17: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
- A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
- C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
- D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
Câu 18: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Hạt ➞ ……. ➞ ……. ➞ …….. ➞ ……..
A. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây con -> Cây trưởng thành
- B. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
- C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
- D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Cây non
Câu 19: Vai trò nào không phải của mô phân sinh đỉnh là
- A. Giúp thân tăng lên về chiều dài
- B. Giúp cành tăng lên về chiều dài
- C. Giúp rễ tăng lên về chiều dài
D. Giúp thân tăng lên về chiều ngang
Câu 20: Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
- A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
- C. Mô phân sinh bên.
- D. Mô phân sinh lóng.
Câu 21: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
- A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
- B. làm cho cây lớn lên và to ra.
- C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 22: Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
- A. Nhiệt độ.
- B. Ánh sáng.
- C. Nước.
D. Khí carbon dioxide.
Câu 23: Nước ảnh hướng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào?
- A. Thiếu nước cây sẽ thu hút sâu bệnh và tác nhân gây bệnh.
- B. Nước chỉ ảnh hưởng ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết nếu thiếu nước.
- D. Sinh vật sẽ sinh trưởng nhanh đột biến, kích thước tăng lên nhiều lần.
Câu 24: Ở thực vật, ánh sáng không ảnh hưởng đến quá trình nào?
- A. Sinh trưởng.
- B. Phát triển.
C. Thụ phấn.
- D. Quang hợp.
Bình luận