Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 cánh diều học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở đa số các cây hai lá mầm, khí khổng phân bố nhiều ở
- A. Lớp biểu bì ở thân cây.
- B. Lớp biểu bì ở chồi non.
C. Lớp biểu bì mặt dưới lá.
- D. Lớp biểu bì mặt trên lá.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là của khí khổng
- A. Gồm hai tế bào hình hạt lạc, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.
- B. Gồm hai tế bào hình hạt đậu, xếp ngược nhau tạo nên khe khí khổng.
- C. Gồm hai tế bào hình hạt lạc, xếp cạnh nhau tạo nên khe khí khổng.
D. Gồm hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.
Câu 3: Chức năng chính của khí khổng là
- A. Thực hiện quá trình trao đổi khí.
- B. Thoát hơi nước cho cây.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng
- A. Hình yên ngựa.
B. Hình hạt đậu.
- C. Hình hạt lạc.
- D. Hình đĩa lõm hai mặt.
Câu 5: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào
A. Cả ban ngày lẫn ban đêm.
- B. Chỉ ban ngày.
- C. Chỉ ban đêm.
- D. Chỉ khi cần sử dụng khí oxygen.
Câu 6: Trao đổi khí là
- A. Sự trao đổi oxygen, carbon dioxide và nước giữa cơ thể và môi trường.
- B. Sự trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường.
C. Sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.
- D. Sự trao đổi các nguyên tử khí hiếm giữa cơ thể và môi trường.
Câu 7: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế
- A. Di truyền.
- B. Biến dị.
C. Khuếch tán.
- D. Thẩm thấu.
Câu 8: Theo cơ chế khuếch tán, các phân tử khí di chuyển từ
A. Vùng có hàm lượng phân tử khí cao sang vùng có hàm lượng phân tử khí thấp hơn.
- B. Vùng có hàm lượng phân tử khí thấp sang vùng có hàm lượng phân tử khí cao hơn.
- C. Vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp hơn.
- D. Vùng có nhiệt độ thấp sang vùng có nhiệt độ cao hơn.
Câu 9: Các bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng
- A. Rộng và dày.
B. Rộng và mỏng.
- C. Hẹp và dày.
- D. Hẹp và mỏng.
Câu 10: Khi diện tích khuếch tán lớn, trao đổi khí diễn ra
A. Nhanh.
- B. Chậm.
- C. Bình thường.
- D. Hỗn loạn.
Câu 11: Ở thực vật, trao dổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong được thực hiện chủ yếu qua
- A. Chồi non của cây.
B. Khí khổng ở lá cây.
- C. Lục lạp ở lá cây.
- D. Tế bào lông hút ở rễ cây.
Câu 12: Cây xanh quang hợp khi
- A. Bất cứ khi nào.
B. Có ánh sáng.
- C. Có khí oxygen.
- D. Có đầy đủ nước.
Câu 13: Cây hô hấp khi
- A. Chỉ ban ngày.
- B. Chỉ ban đêm.
C. Suốt ngày đêm.
- D. Khi cây thiếu carbon dioxide.
Câu 14: Trong quang hợp, khí khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá và khí khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường lần lượt là
A. CO2, O2.
- B. O2, CO2.
- C. H2O, O2.
- D. O2, H2O.
Câu 15: Trong hô hấp, khí khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá và khí khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường lần lượt là
A. O2, CO2.
- B. CO2, O2.
- C. O2, H2O.
- D. H2O, O2.
Câu 16: Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường thông qua
- A. Hệ cơ.
B. Hệ hô hấp.
- C. Hệ tuần hoàn.
- D. Hệ tiêu hóa.
Câu 17: Chọn đáp án đúng nhất: Ở động vật, trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong qua
A. Ống khí, phổi và mang.
- B. Ống khí.
- C. Phổi.
- D. Mang.
Câu 18: Ở động vật, đâu không phải hình thức hô hấp
- A. Trao đổi khí qua da.
B. Trao đổi khí qua lớp cutin.
- C. Trao đổi khí qua phổi.
- D. Trao đổi khí qua mang.
Câu 19: Cơ thể động vật trao đổi khí với môi trường đảm bảo cho các tế bào, mô và các cơ quan được cung cấp đầy đủ
- A. Chất dinh dưỡng.
- B. Carbon dioxide.
C. Oxygen.
- D. Nước.
Câu 20: Bề mặt trao đổi khí của người là
- A. Phổi.
- B. Khí quản.
- C. Phế quản.
D. Phế nang.
Câu 21: Quá trình đốt cháy nhiên liệu và hô hấp tế bào đều
- A. sử dụng khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen và sản sinh ra năng lượng.
B. sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và sản sinh ra năng lượng.
- C. sử dụng, khí oxygen và sản sinh ra năng lượng.
- D. sử dụng năng lượng và sản sinh ra khí carbon dioxide.
Câu 22: Vai trò của oxygen đối với cơ thể người sống là gì?
- A. Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật.
- B. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra, tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống và cơ thể sẽ chết dần.
- C. Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 23: Trong tế bào, yếu tố nào là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra?
A. Nước
- B. Nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide
- C. Nhiệt độ
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Vai trò của khí carbon dioxide đối với cơ thể sống là gì?
1. Thực vật sử dụng carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
2. khí carbon dioxide là nguồn thức ăn quan trọng của các động vật khác.
3. Carbon dioxide cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các cơ thể sống.
- A. 1; 2
- B. 2; 3
- C. 1
D. 1; 2; 3
Câu 25: Nhiệt độ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?
A. Quá cao hoặc quá thấp
- B. Quá cao
- C. Quá thấp
- D. Trung bình.
Bình luận