Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
- B. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
- C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.
- D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 2: Từ cực Bắc của Trái Đất
- A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.
- B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
- C. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
D. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.
Câu 3: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là
- A. Những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc
- B. Những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
- C. Những đường cong, cách đều nhau.
D. Những đường thẳng song song cách đều nhau.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Cả từ hai cực.
- B. Phần giữa của thanh.
- C. Chỉ có cực Bắc.
- D. Mọi chỗ đều hút sắt như nhau.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.
- B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.
- C. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.
- D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.
- B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.
- C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.
D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.
- B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.
- C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.
D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.
Câu 8: Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Càng gần hai cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn.
- B. Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua.
C. Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam.
- D. Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và ổi ra cực Bắc của nam châm.
Câu 9: Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.
- A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.
- B. Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.
- C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
D. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.
Câu 10: Chọn câu sai?
- A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
B. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường
- C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
- D. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
Câu 11: Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi
- A. Các đường sức từ nằm cách xa nhau
- B. Các đường sức từ gần như song song nhau.
C. Các đường sức từ dày đặc hơn.
- D. Các đường sức từ nằm phân kì nhiều.
Câu 12: Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi
- A. Một nam châm hình móng ngựa.
- B. Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
C. Một ống dây có dòng điện chạy qua.
- D. Một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.
Câu 13: Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng:
- A. Các đường thẳng song song với dòng điện.
B. Những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua
- C. Các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp.
- D. Những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện
Câu 14: Tính chất cơ bản của từ trường là
- A. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
- B. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
- C. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó
Câu 15: Từ phổ là
- A. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
- B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
- D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
- B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
- D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.
Câu 17: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có (1) ... cực.
b) Vật liệu có tương tác từ với nam châm được gọi là vật liệu có (2)...
c) Cao su, giấy, vải là các vật liệu (3)... từ tính.
d) Sắt, thép, cobalt, nickel là các vật liệu (4) ... từ tính.
A. (1) hai, (2) từ tính, (3) không có, (4) có.
- B. (1) một, (2) từ trường, (3) không có, (4) có.
- C. (1) hai, (2) từ tính, (3) có, (4) không có.
- D. (1) một, (2) từ tính, (3) có, (4) có.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
- B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
- C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
- D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.
Câu 19: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
- A. Ở phần giữa của thanh.
- B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
- D. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
Câu 20: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?
- A. Nhôm.
- B. Đồng.
- C. Gỗ.
D. Thép.
Câu 21: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
- A. Khi hai cực Bắc để gần nhau
- B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau
- C. Khi hai cực Nam để gần nhau
D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
Câu 22: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Dùng nam châm.
- B. Dùng kìm.
- C. Dùng kéo.
- D. Dùng panh.
Câu 23: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
A. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
- B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm
- C. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm
- D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm
Câu 24: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
- A. Một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. Mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.
- C. Cả hai nửa đều mất từ tính.
- D. Mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gäy cùng tên.
Câu 25: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?
- A. Vật liệu có điện tính.
- B. Vật liệu bị hút.
C. Vật liệu có từ tính.
- D. Vật liệu bằng kim loại.
Câu 26: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì
- A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
- B. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.
C. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.
- D. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
Bình luận