Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hợp chất là

  • A. Chất tạo từ hai nguyên tố hoá học
  • B. Chất tạo từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học
  • C. Chất tạo từ ba nguyên tố hoá học
  • D. Chất tạo từ các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim

Câu 2: Phát biểu đúng là

  • A. Mỗi đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng
  • B. Phân tử hợp chất là do các hợp chất hợp thành
  • C. Phân tử kim loại do các nguyên tố kim loại kết hợp với nhau theo một trật
  • D. Các phân tử khí trơ đều do các nguyên tố khí trơ kết hợp với nhau theo một trật tự xác định

Câu 3:  Đơn chất được phân loại thành

  • A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí
  • B. Kim loại, chất tan, kết tủa
  • C. Kim cương, bán dẫn, phi kim
  • D. Kim loại, phi kim, khí hiếm

Câu 4:  Tên gọi của đơn chất

  • A. Là tên nguyên tử + hậu tố an
  • B. Là tiền tố meta + tên nguyên tử
  • C. Thường trùng với tên nguyên tử
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 5: Khí hiếm tồn tại trong tự nhiên dưới dạn

  • A. Đa nguyên tử
  • B. Đơn nguyên tử
  • C. Hợp chất
  • D. Hỗn hợp

Câu 6:  Phân tử là

  • A. Hạt đại diện cho hợp chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất
  • B. Hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tố gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất
  • C. Hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất
  • D. Hạt đại diện cho hợp chất, gồm một số nguyên tố gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

Câu 7:  Đơn chất là

  • A. Những chất được tạo nên từ nguyên tố kim loại
  • B. Những chất được tạo nên từ nguyên tố phi kim
  • C. Những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học
  • D. Những chất được tạo nên từ nguyên tố khí hiếm

Câu 8: Ozone tạo nên từ nguyên tố

  • A. Nitrogen 
  • B. Hydrogen
  • C. Oxygen
  • D. Carbon

Câu 9: Khối lượng phân tử là

  • A. Tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử
  • B. Tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử
  • C. Tổng khối lượng các hạt hợp thành của chất có trong phân tử
  • D. Khối lượng của nhiều nguyên tử

Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Phân tử hydrogen, nitrogen, (1)……. đều được tạo thành từ (2)……. nguyên tử”

  • A. (1) oxygen; (2) hai
  • B. (1) oxygen; (2) ba
  • C. (1) ozone; (2) hai
  • D. (1) ozone; (2) ba

Câu 11: Nguyên tố hóa học nào dưới đây cấu tạo nên than chì, than gỗ, kim cương?

  • A. Carbon
  • B. Đồng (copper)
  • C. Hydrogen
  • D. Lithium

Câu 12: Đơn vị khối lượng nguyên tử viết tắt là

  • A. mg
  • B. amu
  • C. kg
  • D. g

Câu 13:  Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Các dạng (1)…….. khác nhau nhưng đều do một (2)…… tạo thành được gọi là các dạng (3)…….. Các dạng thù hình khác nhau thfi có tính chất khác nhau”

  • A. (1) hợp chất; (2) nguyên tố; (3) thù hình
  • B. (1) đơn chất; (2) nguyên tử; (3) thù hình
  • C. (1) đơn chất; (2) nguyên tố; (3) thù hình
  • D. (1) hợp chất; (2) nguyên tử; (3) thù hình. 

Câu 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Ở điều kiện thường, các (1)…….. tồn tại ở thể rắn (trừ thủy ngân tồn tại ở thể lòng); các (2)…….. có thể tồn tại ở thể rắn, thể khí và thể lỏng. Các khí hiếm đều tồn tại ở (3)…….”

  • A. (1) kim loại, (2) phi kim, (3) thể khí
  • B. (1) phi kim, (2) kim loại, (3) thể lỏng
  • C. (1) kim loại, (2) phi kim, (3) thể lỏng
  • D. (1) phi kim, (2) kim loại, (3) thể khí

Câu 15: Đâu không phải đáp án đúng?

  • A. Khí nitrogen, khí oxygen, sulfur,… là các khí hiếm
  • B. Đơn chất tạo ra từ kim loại được gọi là kim loại. Đơn chất tạo ra từ phi kim được gọi là đơn chất phi kim
  • C. Tên gọi của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố
  • D. Đơn chất khí hiếm tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất nguyên tử và là một dạng đặc biệt của phân tử

Câu 16: Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là

  • A. Ernest Rutherford
  • B. Niels Bohr
  • C. Dimitri. I. Mendeleev
  • D. John Dalton

Câu 17:  Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc

  • A. Tăng dần bán kính nguyên tử
  • B. Tăng dần điện tích hạt nhân
  • C. Tăng dần khối lượng nguyên tử.
  • D. Tăng dần độ âm điện

Câu 18: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc

  • A.  Tất cả các đáp án dưới đây
  • B. Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
  • C. Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử
  • D. Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất hóa học tương tự nhau

Câu 19: Chọn đáp án đúng

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 114 nguyên tố hóa học
  • B. Bảng tuần hoàn gồm 8 cột là nhóm A và 10 cột là nhóm B
  • C. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử
  • D. Bảng tuần hoàn gồm 5 chu kì

Câu 20: Ô nguyên tố cho biết

  • A. Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử
  • B. Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, tính chất hóa học
  • C. Số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử, phần trăm trong tự nhiên
  • D. Tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử, số neutron trong hạt nhân nguyên tử

Câu 21: Chọn đáp án sai. Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z) bằng

  • A. Số đơn vị điện tích hạt nhân 
  • B. Khối lượng nguyên tử 
  • C. Số electron trong nguyên tử
  • D. Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Câu 22: Chu kì gồm

  • A. Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng, được xếp theo chiều khối lượng tăng dần từ trái qua phải
  • B. Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần từ trái qua phải
  • C. Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái qua phải
  • D. Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ phải qua trái

Câu 23:  Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng

  • A. Số electron lớp trong cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó
  • B. Số dư của phép chia số electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó cho 8
  • C. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó
  • D. Số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó

Câu 24:  Chọn đáp án sai

  • A. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tố He)
  • B. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân của các nguyên tố tăng dần
  • C. Các nguyên tố nhóm IA là các khí hiếm
  • D. Các nguyên tố nhóm VIIA là các phi kim điển hình

Câu 25: Chọn đáp án đúng

  • A. Nhóm IVA, VA, VIA không có kim loại 
  • B. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại ở góc dưới bên trái và góc dưới bên phải của bảng và được thể hiện bằng màu xanh 
  • C. Các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại
  • D. Trong số 118 nguyên tố hóa học, chỉ có 56 nguyên tố là kim loại

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác