Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hoạt động trải nghiệm 4 cánh diều giữa học kì 1 ( Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Em nghĩ gì về việc có ước mơ trong tương lai?

  • A. Tuyệt vời, đó là điều giúp em có động lực trong tương lai..
  • B. Không cần thiết, em cảm thấy không quan tâm đến việc có ước mơ.
  • C. Đôi khi, em cảm thấy có ước mơ là điều thú vị, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
  • D. Không tốt, em nghĩ rằng ước mơ chỉ là điều làm em áp lực thêm.

Câu 2: Trong bức thư gửi cho bản thân trong tương lai, em sẽ viết về những đặc điểm gì của mình?

  • A. Em sẽ không chia sẻ gì cả, vì hiện tại em chưa có đặc điểm tốt.
  • B. Những món quà mà bố mẹ mua cho em vào dịp sinh nhật.
  • C. Những đặc điểm về khả năng học tập và thành tích học tập.
  • D. Những lần em làm những điều có lỗi với bố mẹ.

Câu 3: Em cảm thấy tự hào về điều gì trong bản thân mình?

  • A. Em tự hào về việc em đã trốn làm bài tập về nhà nhưng không bị cô phát hiện.
  • B. Em tự hào về sự chăm chỉ và kiên nhẫn của mình trong việc học.
  • C. Em không thấy tự hào về bản thân mình.
  • D. Em tự hào về khả năng chơi game cả ngày nhưng không mệt.

Câu 4: Em nghĩ ước mơ trong tương lai có thể giúp em điều gì?

  • A. Ước mơ có thể giúp em tạo động lực để phấn đấu và đạt được mục tiêu.
  • B. Ước mơ chỉ là những suy nghĩ vụn vặt, không thực sự có ý nghĩa.
  • C. Ước mơ không quan trọng, em nghĩ rằng cuộc sống sẽ tự nó thành công.
  • D. Ước mơ là điều tốt, nhưng em không biết làm thế nào để đạt được chúng.

Câu 5: Điều gì khiến em tự hào và cảm thấy vui vẻ trong quá trình theo đuổi ước mơ của mình?

  • A. Việc mọi người xung quanh dè bỉu khi em kể về ước mơ của mình.
  • B. Sự hạnh phúc và thỏa mãn khi đạt được những thành tựu nhỏ trong cả quá trình.
  • C. Khả năng tự tin vì ước mơ của em rất dễ đạt được mà không cần cố gắng nhiều.
  • D. Cảm giác chán nản và mệt mỏi vì em đặt ước mơ quá lớn.

Câu 6: Em làm gì để phát huy những việc làm đáng tự hào của mình trong cuộc sống hằng ngày?

  • A. Khoe khoang với mọi người về thành tích của mình
  • B. Tiếp tục cố gắng và không ngừng học hỏi
  • C. Chỉ tự hào khi ở trường
  • D. Không quan tâm đến việc phát huy việc làm đáng tự hào

Câu 7: Em có thể giới thiệu tác phẩm "Niềm tự hào của tôi" như thế nào với người thân?

  • A. Chia sẻ với họ về quá trình làm tác phẩm
  • B. Đưa tác phẩm cho họ đọc và tự tìm hiểu
  • C. Không nói gì về tác phẩm
  • D. Xin lỗi vì tác phẩm không hoàn hảo

Câu 8: Em sẽ chia sẻ với người thân về việc làm đáng tự hào của mình như thế nào?

  • A. Nói với họ về những gì em đã làm được
  • B. Giấu kín kết quả không chia sẻ
  • C. Để họ tự tìm hiểu
  • D. Xin lỗi vì không đạt được kết quả cao

Câu 9: Để chia sẻ bức thư của em trước toàn trường, em nên làm điều gì trước tiên?

  • A. Xác định mục đích của bức thư
  • B. Viết nội dung bức thư
  • C. Làm đẹp bức thư bằng hình vẽ
  • D. Kiểm tra lỗi chính tả

Câu 10: Mục đích khi gửi thư vào hòm thư chung là gì?

  • A. Để mọi người đều có thể đọc được
  • B. Để người nhận có thể phản hồi lại
  • C. Để bức thư được bảo mật
  • D. Để tránh lạc mất bức thư

Câu 11: Em cảm thấy vui khi nào?

  • A. Khi em gặp bạn bè và chơi cùng nhau
  • B. Khi em đang bị đau hoặc không khỏe
  • C. Khi em đi học muộn và làm bài chưa tốt
  • D. Khi em gặp những trở ngại trong cuộc sống

Câu 12: Em cảm thấy buồn khi nào?

  • A. Khi em đi du lịch và khám phá những nơi mới
  • B. Khi em được nghe nhạc và múa hát
  • C. Khi em thấy mình chưa thành công trong một việc gì đó
  • D. Khi em có nhiều bạn bè xung quanh

Câu 13: Bạn A đã sử dụng đồ dùng học tập của em nhưng không hỏi ý kiến. Em đã rất tức giận và mắng bạn ấy. Bạn A cảm thấy rất buồn vì hành động của em, từ đó em và bạn A không chơi với nhau nữa. Nếu có cơ hội được thay đổi, em sẽ làm như thế nào?

  • A. Vẫn tức giận và mắng bạn A
  • B. Không nói gì cả và không chơi với bạn A nữa
  • C. Nhắc nhở bạn A nên hỏi ý kiến trước khi sử dụng đồ của người khác
  • D. Mách cô giáo vì bạn A tự ý sử dụng đồ dùng học tập của em

Câu 14: Em cảm thấy tức giận và giận dỗi khi mẹ không mua cho em đồ chơi mới, em nên làm gì để điều chỉnh cảm xúc của mình?

  • A. Không làm gì cả, một thời gian sau sẽ tự hết giận
  • B. Vẫn giận dỗi cho đến khi mẹ mua đồ chơi
  • C. Tức giận đập phá đồ đạc
  • D. Cố gắng học tập chăm chỉ để được mẹ thưởng món đồ chơi đó

Câu 15: Em cảm thấy sợ hãi khi trời tối, em nên làm gì để điều chỉnh cảm xúc của mình lúc đó?

  • A. Bình tĩnh, hít thở đều và suy nghĩ đến những điều tích cực
  • B. La hét, gây rối xung quanh
  • C. Vì quá sợ hãi nên không thể điều chỉnh được cảm xúc
  • D. Chỉ cần có người lớn bên cạnh là em sẽ không sợ

Câu 16: Khi em cảm thấy buồn, có những hoạt động nào giúp em cảm thấy tốt hơn?

  • A. Đọc sách hoặc xem phim buồn.
  • B. Chơi các trò chơi vui nhộn với bạn bè.
  • C. Chỉ nằm trong phòng, không ra ngoài chơi với bạn bè.
  • D. Một mình đi dạo và suy nghĩ thật nhiều về điều khiến em buồn.

Câu 17: Em đã bao giờ cố gắng hiểu cảm xúc của người khác chưa? 

  • A. Có, bởi vì nếu hiểu được cảm xúc của người khác, chúng ta có thể giúp và hỗ trợ họ khi cần thiết.
  • B. Không, em không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
  • C. Em nghĩ điều này không quan trọng vì mỗi người có thể tự lo cho bản thân mình.
  • D. Em chưa từng nghĩ về việc hiểu cảm xúc của người khác.

Câu 18: Khi em tức giận, em đã làm gì để kiểm soát hành động của mình?

  • A. Em đập phá đồ vật xung quanh.
  • B. Em luôn kiềm chế cảm xúc của mình khi tức giận bằng cách hít thở đều và không nghĩ đến chuyện đó nữa.
  • C. Em vẫn luôn tức giận nhưng không hành động gì.
  • D. Em chưa từng tức giận đến mức không kiểm soát được bản thân.

Câu 19: Theo em, cách em nghĩ về một chuyện có ảnh hưởng đến cảm xúc của em không?

  • A. Em nghĩ cảm xúc của mình chỉ phụ thuộc vào tình huống xảy ra.
  • B. Không, cảm xúc của mình không liên quan đến cách suy nghĩ.
  • C. Em không chắc chắn về mối quan hệ giữa suy nghĩ và cảm xúc.
  • D. Có, cách suy nghĩ của mình ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của mình.

Câu 20: Khi em gặp chuyện buồn và em chia sẻ với người khác, em cảm thấy như thế nào?

  • A. Em chưa từng nghĩ đến việc chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.
  • B. Em không thích chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.
  • C. Em từng chia sẻ nhưng không ai quan tâm đến cảm xúc của tôi.
  • D. Em cảm thấy nhẹ nhõm và được người khác lắng nghe và hiểu.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác