Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lễ hội truyền thống nào thường được tổ chức ở trường em?

  • A. Ngày khai giảng năm học mới.
  • B. Ngày hội văn hóa đọc.
  • C. Hội thi văn nghệ, thể thao.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Để bảo vệ an toàn cho bản thân khi sử dụng Internet, em nên làm gì?

  • A. Chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.
  • B. Chỉ sử dụng Internet khi có sự giám sát của người lớn.
  • C. Kết bạn với tất cả mọi người trên mạng.
  • D. Nhấp vào bất kỳ đường link lạ nào.

Câu 3: Để đạt được nghề mơ ước, em cần làm gì?

  • A. Chăm chỉ học tập và rèn luyện kỹ năng liên quan.
  • B. Chờ người khác giúp đỡ.
  • C. Không cần làm gì cả.
  • D. Mơ ước là đủ, không cần hành động.

Câu 4: Nhà trường là gì? 

  • A. Cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo con người về trí tuệ.
  • B. Cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo con người về trí tuệ và thân thể. 
  • C. Cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo con người về kỹ năng mềm. 
  • D. Cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo con người về trí tuệ và kỹ năng mềm. 

Câu 5: Đâu là một truyền thống của nhà trường? 

  • A. Học sinh chăm ngoan.
  • B. Thực hiện nội quy nghiêm túc.
  • C. Mặc đồng phục tới trường.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 6: Thầy cô còn được gọi bằng cái tên thân thương nào?

  • A. Người lái đò.
  • B. Người dẫn đường. 
  • C. Người mở đường. 
  • D. Người khai sáng. 

Câu 7: Giờ ra chơi, Hạnh và các bạn cùng chơi ở sân trường. Hạnh nhìn thấy cô Lan bê một chồng sách rất to và nặng. Lan nên là gì?

  • A. Lan vờ như không thấy.
  • B. Lan có thể nhờ bạn khác đến giúp cô.
  • C. Lan có thể chạy tới bê cùng với cô. 
  • D. Lan tiếp tục chơi với các bạn. 

Câu 8: Từ ngữ để miêu tả khả năng kiểm soát được cảm xúc của em là:

  • A. Hạnh phúc.
  • B. Thích thú.
  • C. Thường xuyên.
  • D. Hào hứng.

Câu 9: Đâu không phải là các tư liệu và sản phẩm được lưu giữ được sử dụng để thể hiện những thay đổi về ngoại hình của bản thân?

  • A. Album ảnh cá nhân.
  • B. Bài văn miêu tả về bản thân.
  • C. Sổ khám sức khỏe.
  • D. Giấy khai sinh.

Câu 10: Em có thể nhận biết sự thay đổi thể chất của bản thân qua:

  • A. Cân nặng và chiều cao của em trong một năm qua.
  • B. Điểm số học tập của em trong một năm qua.
  • C. Tính cách của em trong một năm qua.
  • D. Cách ăn mặc của em trong một năm qua. 

Câu 11: Đâu là nguy cơ có thể gặp phải khi giao tiếp trên mạng?

  • A. Tiếp cận với nội dung bổ ích.
  • B. Tăng khả năng giao tiếp.
  • C. Lộ thông tin cá nhân.
  • D. Phát triển kĩ năng đọc và viết.

Câu 12: Ngày 20 tháng 11 là ngày gì?

  • A. Ngày Quốc tế Phụ nữ.
  • B. Ngày Nhà giáo Việt Nam.
  • C. Ngày Phụ nữ Việt Nam.
  • D. Ngày của Cha.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không an toàn khi giao tiếp trên mạng?

  • A. Không sử dụng ngôn ngữ bạo lực.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương.
  • C. Không bình luận, nhận xét khiếm nhã.
  • D. Sử dụng từ ngữ tinh tế.

Câu 14: Khi giao tiếp trên mạng, người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em sẽ làm gì?

  • A. Cho người ta thông tin cá nhân.
  • B. Gửi hình ảnh cá nhân.
  • C. Thông báo cho bố mẹ và người thân biết.
  • D. Chỉ nói địa chỉ nơi ở.

Câu 15: Để thiết lập mối quan hệ thân thiện với người xung quanh chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Chủ động làm quen, nói chuyện, thăm hỏi hàng xóm.
  • B. Đánh giá, phán xét ngoại hình.
  • C. Không chào hỏi mọi người.
  • D. Phân biệt vùng miền.

Câu 16: Quy tắc xây dựng mối quan hệ thân thiện với những người sống xung quanh là:

  • A. Không quan tâm mọi gười.
  • B. Gây mâu thuẫn.
  • C. Chào hỏi lễ phép.
  • D. Giao tiếp e thẹn.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là bước chuẩn bị bài tuyên truyền tham gia các hoạt động lao động công ích?

  • A. Tên bài tuyên truyền.
  • B. Thiết kế tranh vẽ về quê hương.
  • C. Mô tả công việc chính của các thành viên khi tham gia hoạt động.
  • D. Ý nghĩa việc làm.

Câu 18: Đâu là ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng?

  • A. Làm tăng bản sắc dân tộc.
  • B. Gắn kết con người với con người thành sức mạnh của khối đoàn kết.
  • C. Tăng giá trị thương mại sản phẩm.
  • D. Có thêm nhiều trải nghiệm mới.

Câu 19: Uớc mơ là gì?

  • A. Là những điều thiếu vắng.
  • B. Là điều khao khát thực hiện được trong một khoảng thời gian.
  • C. Là những khao khát, mong muốn hoặc mục tiêu nào đó mà con người hy vọng sẽ làm được.
  • D. Là lộ trình con người đặt ra để thực hiện được trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài.

Câu 20: Khi bản thân chán nản, muốn từ bỏ ước mơ em nên làm gì?

  • A. Từ bỏ ước mơ của bản thân.
  • B. Suy nghĩ lại vì sao mình lại chọn ước mơ đó.
  • C. Nhờ sự động viên của người thân.
  • D. Giữ bình bĩnh, suy nghĩ lại những điều em đã làm để cố gắng thực hiện ước mơ.

Câu 21: Đọc và cho biết đoạn thông tin dưới đây nhắc đến nghề gì? 

Những người hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, chăm sóc, tư vấn và đảm bảo quá trình điều trị cho họ. 

  • A. Y tá.
  • B. Dược sĩ.
  • C. Điều dưỡng.
  • D. Kĩ thuật viên.

Câu 22: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là ví dụ cho ước mơ đẹp?

  • A. Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
  • B. Ước mơ được đi học, được biết chữ của cậu bé  Rê-mi trong truyện Không gia đình của Ma-lô.
  • C. Ước mơ có thật nhiều vàng bạc châu báu trong truyện cổ tích Cây khế.
  • D. Ước mơ chinh phục thiên nhiên của các bạn nhỏ trong Ở vương quốc Tương Lai của Mát-téc-lích.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác