Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Kết nối tri thức giữa học kì 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hoạt động trồng trọt diễn ra
- A. theo mùa.
B. quanh năm.
- C. ở miền núi.
- D. ở đồng bằng.
Câu 2: Điểm du lịch Mũi Né thuộc tỉnh nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bình Thuận.
- B. Khánh Hòa.
- C. Đắk Lắk.
- D. Kon Tum.
Câu 3: Các hoạt động du lịch biển ở phía Bắc Việt Nam
- A. diễn ra quanh năm.
- B. không diễn ra vào mùa hạ.
- C. chỉ diễn ra vào mùa đông.
D. hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ.
Câu 4: Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là
- A. nhiệt độ trung bình qua các năm xu hướng tăng.
- B. các đợt mưa phùn xảy ra ngày càng nhiều hơn.
- C. nhiều kỉ lục về nhiệt độ, mưa diễn ra quanh năm.
D. số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thất thường.
Câu 5: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của
A. biến đổi khí hậu.
- B. nước biển dâng.
- C. thời tiết cực đoan.
- D. thủng tầng ô-dôn.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của biến đổi khí hậu đối với hồ, đầm, nước ngầm?
- A. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.
- B. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.
- C. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.
D. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.
Câu 7: “Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- B. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- C. Thích ứng với biến đổi khí hậu.
- D. Phòng chống biến đổi khí hậu.
Câu 8: Hệ quả của đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi là
- A. sạt lở ở miền núi.
B. bồi tụ ở đồng bằng.
- C. xói lở ở trung du.
- D. mài mòn ở ven biển.
Câu 9: Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?
A. Đất feralit.
- B. Đất mặn, phèn.
- C. Đất phù sa.
- D. Đất mùn núi cao.
Câu 10: Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho việc
- A. đánh bắt thủy sản.
B. nuôi trồng thủy sản.
- C. trồng cây lâu năm.
- D. trồng cây lúa nước.
Câu 11: Trong lâm nghiệp, đất feralit thích hợp để
A. rừng sản xuất.
- B. rừng phòng hộ.
- C. rừng đặc dụng.
- D. vườn quốc gia.
Câu 12: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông biển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
- A. 18%
- B. 21%
C. 24%
- D. 27%
Câu 13: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với cây:
A. Lương thực.
- B. Công nghiệp lâu năm.
- C. Cây ăn quả.
- D. Công nghiệp hằng năm.
Câu 14: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Duyên hải miền Trung,
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Đồng bằng Nam Trung Bộ
Câu 15: Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió có hướng:
A. Đông Bắc và Tây Nam
- B. Bắc và Nam
- C. Tây Bắc và Đông Nam
- D. Đông và Tây
Câu 16: Đâu là Ảnh hưởng của gió mà mùa đông đối với khí hậu miền Bắc:
- A. Nóng ẩm, mưa nhiều
- B. Nóng, khô, ít mưa
C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Lạnh và khô
Câu 17: Điều nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm thời tiết và khí hậu ở miền Bắc vào mùa đông
- A. Lạnh, khô đầu mùa đông.
- B. Mưa phùn ẩm ướt vào cuối đông,
- C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
D. Khô hạn trong suốt thời kì mùa đông
Câu 18: Miền nào ở nước ta có gió tây khô nóng, gây ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp?
- A. Duyên hải miền Trung.
- B. Tây Bắc.
- C. Đông Bắc
D. Duyên hải miền Trung và Tây Bắc
Câu 19: Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện khoảng bao nhiêu loài sinh vật?
A. 50000.
- B. 40000.
- C. 45000.
- D. 55000.
Câu 20:Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?
- A. Rừng ngập mặn, cỏ biển.
B. Rừng mưa nhiệt đới.
- C. Đầm phá ven biển.
- D. Rạn san hô, rừng ôn đới.
Bình luận