Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Kết nối tri thức cuối học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sông nào dưới đây chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?
A. Sông Cả.
- B. Sông Lô.
- C. Sông Kỳ Cùng.
- D. Sông Gâm.
Câu 2: Ở nước ta, lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào sau đây?
- A. Sông Đồng Nai và sông Cả.
B. Sông Hồng và sông Mê Công.
- C. Sông Hồng và sông Mã.
- D. Sông Mã và sông Đồng Nai.
Câu 3: Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng nào dưới đây?
- A. Tháng 6.
- B. Tháng 7.
C. Tháng 8.
- D. Tháng 9.
Câu 4 Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây?
- A. Sông Chảy.
B. Sông Đà.
- C. Sông Hồng.
- D. Sông Mã.
Câu 5: Hồ nào sau đây là hồ nhân tạo lớn nhất nước ta?
- A. Hòa Bình.
B. Dầu Tiếng.
- C. Thác Bà.
- D. Hoàn Kiếm.
Câu 6: Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây?
- A. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
- B. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- D. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Câu 7: Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo độ cao. Từ thấp lên cao, Việt Nam có
- A. 2 đai khí hậu.
B. 3 đai khí hậu.
- C. 4 đai khí hậu.
- D. 5 đai khí hậu.
Câu 8: Ở Việt Nam, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào sau đây?
- A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
- C. Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.
- D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
Câu 9:Ở Việt Nam, mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
- A. Cao Bằng.
- B. Bắc Cạn.
C. Lào Cai.
- D. Tuyên Quang.
Câu 10: Ở Việt Nam, mỏ bôxít tập trung chủ yếu ở vùng nào dưới đây?
A. Tây Nguyên.
- B. Tây Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 11: Ở Việt Nam, than bùn tập trung chủ yếu tại đồng bằng nào sau đây?
- A. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
- C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản?
- A. Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến.
- B. Đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để khai thác hiệu quả.
- C. Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm khoáng sản.
D. Sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch, tăng xuất khẩu khoáng sản thô.
Câu 13: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
- A. Tây - Đông.
- B. Bắc - Nam.
C. Tây Bắc - Đông Nam.
- D. Đông Bắc - Tây Nam.
Câu 14: Địa danh nào sau đây chủ yếu là địa hình cac-xtơ?
A. Cao nguyên Đồng Văn.
- B. Cao nguyên Mộc Châu.
- C. Cao nguyên Kon Tum.
- D. Cao nguyên Mơ Nông.
Câu 15: Địa hình đồi núi nước ta chia thành mấy vùng?
- A. 2.
- B. 3.
C. 4.
- D. 5.
Câu 16: Trên đất liền, nước ta không có đường biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan.
- B. Cam-pu-chia.
- C. Lào.
- D. Trung Quốc.
Câu 17: Việt Nam có vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?
- A. Nam Mĩ với Á - Âu.
B. Á - Âu với Thái Bình Dương.
- C. Ô-xtrây-li-a với Á - Âu.
- D. Bắc Mĩ với Thái Bình Dương.
Câu 18: Vì sao nước ta hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- B. Chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- C. Tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
- D. Thiên nhiên nước ta phân hóa.
Câu 19: Năm 2023, nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố tiếp giáp với Biển Đông?
- A. 27 tỉnh/ thành phố.
B. 28 tỉnh/ thành phố.
- C. 26 tỉnh/ thành phố.
- D. 29 tỉnh/ thành phố.
Câu 20: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?
- A. Đường biển và đường sắt.
- B. Đường ô tô và đường sắt.
- C. Đường ô tô và đường biển.
D. Hàng không và đường biển.
Bình luận