Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lưu lượng nước lớn nhất?
A. Mê Công.
- B. Sông Hồng.
- C. Đồng Nai.
- D. Thái Bình.
Câu 2: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất?
- A. Sông Mã.
B. Sông Hồng.
- C. Mê Công.
- D. Đồng Nai.
Câu 3: Mùa lũ ở hệ thống sông Hồng thường kéo dài
A. 5 tháng.
- B. 6 tháng.
- C. 7 tháng.
- D. 8 tháng.
Câu 4: Sông Thu Bồn dài khoảng
A. 205km.
- B. 502km.
- C. 250km.
- D. 520km.
Câu 5: Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là
- A. 1300 - 4000 giờ trong năm.
- B. 1400 - 3500 giờ trong năm.
C. 1400 - 3000 giờ trong năm.
- D. 1300 - 3500 giờ trong năm.
Câu 6: Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao có lượng mưa trung bình khoảng
- A. 3500 - 4000mm/năm.
- B. 2500 - 3500mm/năm.
C. 3000 - 4000mm/năm.
- D. 3000 - 3500mm/năm.
Câu 7: Ở miền Bắc Việt Nam, khí hậu mùa đông có đặc điểm như thế nào?
- A. Nóng, khô và phân thành hai mùa rõ rệt.
B. Đầu mùa tương đối khô, cuối mùa ẩm ướt.
- C. Nóng ẩm và mưa nhiều diễn ra quanh năm.
- D. Thời tiết lạnh buốt và khô ráo, nhiều mây.
Câu 8: Ở Việt Nam, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào?
- A. Tây Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm khí hậu ở vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam?
- A. Cận nhiệt đới gió mùa.
B. Ôn hòa hơn trong đất liền.
- C. Có sự phân hóa phức tạp.
- D. Phân hóa theo bắc - nam.
Câu 10: Nước ta có khoảng bao nhiêu loại khoáng sản?
- A. 50 loại khoáng sản khác nhau.
B. 60 loại khoáng sản khác nhau.
- C. 70 loại khoáng sản khác nhau.
- D. 80 loại khoáng sản khác nhau.
Câu 11: Vấn đề nào dưới đây đặt ra khi khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản?
A. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- B. Khó khăn trong khâu vận chuyển.
- C. Chi phí vận chuyển, chế biến lớn.
- D. Giá thành sản phẩm đầu ra thấp.
Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tài nguyên khoáng sản?
- A. Bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên đất.
B. Đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
- C. Cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp.
- D. Tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 13: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ ở nước ta địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt?
- A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- B. Địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
C. Trải qua quá trình địa chất lâu dài; phân thành các bậc kế tiếp nhau.
- D. Bị phong hóa mạnh mẽ; nhiều nơi bị xâm thực và xuất hiện đê, đập.
Câu 14: Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do
A. lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
- B. đá dễ phong hóa, tác động từ con người.
- C. bề mặt đệm yếu, tác động của nội lực.
- D. quá trình hình thành lâu, lượng mưa lớn.
Câu 15: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng
- A. 15000 km2.
- B. 25000 km2.
- C. 35000 km2.
D. 40000 km2.
Câu 16: Ở miền Trung, đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất?
- A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
- C. Tuy Hòa.
- D. Quảng Nam.
Câu 17: Đường bờ biển của Việt Nam dài là
- A. 2360km.
B. 3260km.
- C. 4450km.
- D. 1650km.
Câu 18: Hai quần đảo xa bờ của nước ta là
A. Hoàng Sa và Trường Sa.
- B. Trường Sa và Côn Đảo.
- C. Cồn Cỏ và Hoàng Sa.
- D. Lý Sơn và Trường Sa.
Câu 19: Ở nước ta, địa hình đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng
- A. 55% của phần đất liền Việt Nam.
- B. 65% của phần đất liền Việt Nam.
- C. 75% của phần đất liền Việt Nam.
D. 85% của phần đất liền Việt Nam.
Câu 20: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
- A. Tây - Đông.
- B. Bắc - Nam.
C. Tây Bắc - Đông Nam.
- D. Đông Bắc - Tây Nam.
Bình luận