Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sông chảy theo hướng vòng cung là

  • A. Sông Mã.
  • B. Sông Gâm.
  • C. Sông Chảy.
  • D. Sông Hồng. 

Câu 2:  Vào mùa lũ, sông ngòi ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và thấp.
  • B. Lượng nước nhỏ, mực nước dâng chậm và thấp.
  • C. Lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.
  • D. Lượng nước nhỏ, mực nước dâng chậm và cao. 

Câu 3: Cả dòng chính của sông Hồng có chiều dài là

  • A. 1126km.
  • B. 4300km.
  • C. 1205km.
  • D. 1556km.  

Câu 4: Ở chi lưu của sông lớn nhất của hệ thống sông Mê Công ở Việt Nam là

  • A. sông Tiền và sông Hậu.
  • B. Đồng Nai và Sài Gòn.
  • C. Mỹ Tho và Đak Krông.
  • D. sông Hậu và Đồng Nai. 

Câu 5:  Ở Bắc Bộ, vào mùa hạ gió mùa thổi theo hướng nào sau đây?

  • A. Đông Nam.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Tây Nam.
  • D. Tây Bắc.

Câu 6: Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?

  • A. Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước lớn hơn 20oC.
  • C. Lượng mưa lớn, dao động từ 1500 – 2000 mm/ năm.
  • D. Chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa. 

Câu 7:  Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào dưới đây?

  • A. Cuối thu đầu đông.
  • B. Chủ yếu mùa thu.
  • C. Cuối hạ đầu thu.
  • D. Chủ yếu mùa hạ.

Câu 8: Ở Việt Nam, dãy núi nào dưới đây được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam?

  • A. Bạch Mã.
  • B. Tam Đảo.
  • C. Con Voi.
  • D. Hoành Sơn. 

Câu 9: Loại khoáng sản nào sau đây không phổ biến ở Việt Nam?

  • A. Dầu mỏ.
  • B. Than.
  • C. Kim cương.
  • D. Đồng.

Câu 10: Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta là

  • A. Đá vôi, mỏ sắt, than, chì.
  • B. Than, dầu mỏ, khí đốt.
  • C. Mỏ sắt, than, vàng, dầu mỏ.
  • D. Bôxit, apatit, đồng, chì.

Câu 11: Ở Việt Nam, sắt phân bố chủ yếu tại khu vực nào sau đây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Tây Nam Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Nam Trung Bộ.

Câu 12: Hiện nay, một số khoáng sản ở nước ta

  • A. có trữ lượng rất lớn.
  • B. bị khai thác quá mức.
  • C. không bị hao kiệt nhiều.
  • D. có khả năng tự phục hồi.

Câu 13:  Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào dưới đây?

  • A. Tây Bắc - Đông Nam và Tây đông.
  • B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
  • C. Tây Đông và Đông Bắc - Tây Nam.
  • D. Vòng cung và Đông Bắc - Tây Nam. 

Câu 14: Các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 15: Dạng địa hình nổi bật ở vùng núi Trường Sơn Nam là

  • A. cao nguyên.
  • B. núi cao.
  • C. đồng bằng.
  • D. Trung du.

Câu 16: Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Lai Châu.
  • B. Hà Giang.
  • C. Điện Biên.
  • D. Hòa Bình.

Câu 17: Phần đất liền Việt Nam theo chiều đông - tây kéo dài từ

  • A. 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
  • B. 109°25′Đ đến 102°10′Đ.
  • C. 109°24′Đ đến 102°10′Đ.
  • D. 109°25′Đ đến 102°09′Đ.

Câu 18: Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm có

  • A. vùng đất, vùng biển và vùng trời.
  • B. vùng đất, vùng biển và quần đảo.
  • C. vùng đất, đồng bằng và vùng trời.
  • D. vùng núi, vùng biển và vùng trời.

Câu 19: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ

  • A. Hải Phòng đến Cần Thơ.
  • B. Móng Cái đến Hà Tiên.
  • C. Thái Bình đến Cà Mau.
  • D. Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Câu 20: Tổ chức UNESCO đã công nhận vịnh biển nào của Việt Nam là di sản thiên nhiên thế giới?

  • A. Vịnh Hạ Long.
  • B. Vịnh Vân Phong.
  • C. Vịnh Cam Ranh.
  • D. Vịnh Chân Mây.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác