Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cây cao su và cà phê phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2: Một trong những điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam là
- A. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
- B. Sa Pa (Lào Cai).
- C. Ba Vì (Hà Nội).
D. Nha Trang (Khánh Hòa).
Câu 3: Điểm du lịch biển nào sau đây nằm ở phía Nam nước ta?
A. Phú Quốc (Kiên Giang).
- B. Cửa Lò (Nghệ An).
- C. Sầm Sơn (Thanh Hóa).
- D. Lăng Cô (Huế).
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông?
- A. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế.
- B. Hạn chế lãng phí và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.
C. Suy thoái nghiêm trọng các hệ sinh thái ở lưu vực sông.
- D. Phòng chống thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Câu 5: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng
- A. các tỉnh ở phía Nam.
B. trên phạm vi cả nước.
- C. các tỉnh ở phía Bắc.
- D. các tỉnh ở gần ven biển.
Câu 6: Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực đồng bằng của Việt Nam?
- A. Hạn mặn.
- B. Ngập lụt.
C. Sóng thần.
- D. Động đất.
Câu 7: Để ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp
- A. khai thác hợp lí và tích cực trồng rừng.
B. giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- C. khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
- D. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ rừng.
Câu 8: Quá trình tích lũy ôxít sắt, ôxít nhôm được tăng cường sẽ hình thành loại đá nào sau đây?
- A. Badan.
- B. Đá vôi.
- C. Granit.
D. Đá ong.
Câu 9: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây?
- A. Vùng đồng bằng.
- B. Vùng trung du.
C. Vùng miền núi cao.
- D. Vùng ven biển.
Câu 10: Nhóm đất phù sa có đặc điểm nào sau đây?
- A. Lớp vỏ phong hoá dày, đất thoáng khí.
- B. Có chứa nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm.
- C. Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.
D. Đất có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.
Câu 11: Đất feralit hình thành trên loại đá nào sau đây ở nước ta giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp?
A. Badan.
- B. Đá vôi.
- C. Đá ong.
- D. Granit.
Câu 12: Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phi cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp được hình thành trên loại đá nào?
- A. Đá vôi.
B. Đá badan.
- C. Đá phiến mica.
- D. Đá granit.
Câu 13: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A. Đất feralit
- B. Đất phù sa
- C. Đất mùn núi cao
- D. Đất mặn ven biển
Câu 14: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở:
- A. Vùng miền núi thấp.
B. Vùng miền núi cao
- C. Vùng đồng bằng.
- D. Vùng ven biển.
Câu 15: Đất phù badan phân bố chủ yếu:
- A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 16: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:
- A. Nóng ẩm, mưa nhiều
B. Nóng, khô, ít mưa
- C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Lạnh và khô
Câu 17: Đặc đểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10:
A. Nóng ẩm, mưa nhiều
- B. Nóng, khô, ít mưa
- C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Lạnh và khô
Câu 18: Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?
- A. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.
B. Mây, trúc, giang,
- C. Vạn tuế, phong lan.
- D. Tràm, hạt dẻ.
Câu 19: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
- B. Hệ sinh thái tre nứa.
- C. Hệ sinh thái nguyên sinh.
- D. Hệ sinh thái ngập mặn.
Câu 20: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào sau đây?
- A. Ba Bể.
- B. Ba Vì.
- C. Bạch Mã.
D. Cúc Phương.
Bình luận