Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Lai Châu.
  • B. Hà Giang.
  • C. Điện Biên.
  • D. Hòa Bình.

Câu 2: Đường bờ biển của Việt Nam dài là

  • A. 2360km.
  • B. 3260km.
  • C. 4450km.
  • D. 1650km.

Câu 3:  Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm có

  • A. vùng đất, vùng biển và vùng trời.
  • B. vùng đất, vùng biển và quần đảo.
  • C. vùng đất, đồng bằng và vùng trời.
  • D. vùng núi, vùng biển và vùng trời.

Câu 4:  Tổ chức UNESCO đã công nhận vịnh biển nào của Việt Nam là di sản thiên nhiên thế giới?

  • A. Vịnh Hạ Long.
  • B. Vịnh Vân Phong.
  • C. Vịnh Cam Ranh.
  • D. Vịnh Chân Mây. 

Câu 5:  Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào dưới đây?

  • A. Tây Bắc - Đông Nam và Tây đông.
  • B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
  • C. Tây Đông và Đông Bắc - Tây Nam.
  • D. Vòng cung và Đông Bắc - Tây Nam

Câu 6: Các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên. 

Câu 7: Dạng địa hình nổi bật ở vùng núi Trường Sơn Nam là

  • A. cao nguyên.
  • B. núi cao.
  • C. đồng bằng.
  • D. Trung du. 

Câu 8: Ở miền Trung, đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất?

  • A. Nghệ An.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Tuy Hòa.
  • D. Quảng Nam. 

Câu 9: Khoáng sản nào sau đây thuộc khoáng sản kim loại đen?

  • A. Than.
  • B. Crôm.
  • C. Bô-xít.
  • D. Đá vôi. 

Câu 10: Ở Việt Nam, than bùn tập trung chủ yếu tại đồng bằng nào sau đây?

  • A. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
  • B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 11:  Vấn đề nào dưới đây đặt ra khi khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản?

  • A. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
  • B. Khó khăn trong khâu vận chuyển.
  • C. Chi phí vận chuyển, chế biến lớn.
  • D. Giá thành sản phẩm đầu ra thấp.

Câu 12:  Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở

  • A. vùng núi Tây Bắc.
  • B. vùng núi Đông Bắc.
  • C. vùng núi Trường Sơn Bắc.
  • D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

Câu 13: Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đông Nam Á
  • B. Tây Nam Á
  • C. Đông Á
  • D. Bắc Á. 

Câu 14: Địa hình của Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì?

  • A. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.
  • B. Đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống đê chống lũ, tạo thành những ô trũng.
  • C Bị các nhánh núi đâm ngang sát biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và ít màu mỡ.
  • D. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước. 

Câu 15: Nhiệt độ không khí trung bình năm của nước ta

  • A. thường cao hơn 200 C và tăng dần từ bắc vào nam.
  • B. thường thấp hơn 200 C và giảm dần từ nam ra bắc.
  • C. thường cao trên 250 C và tăng dần từ bắc vào nam.
  • D. thường dưới 100 C và tăng dần từ bắc vào nam.

Câu 16: Vùng đồi núi nước ta gồm mấy khu vực chính?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6 

Câu 17:  Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào

  • A. Quảng Nam 
  • B. Quảng Ngãi
  • C. Quảng Bình 
  • D. Quảng Trị 

Câu 18: Than phân bố chủ yếu ở

  • A. Đông Bắc 
  • B. Đông Nam Bộ
  • C. Tây Nguyên 
  • D. Tây Bắc

Câu 19: Phân hóa khí hậu dẫn đến?

  • A. Phân hóa con người
  • B. Phân hóa đất
  • C. Phân hóa sinh vật
  • D. Phân hóa sinh vật và đất

Câu 20: Nước ta nằm trên ngã tư đường?

  • A. Đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng
  • B. Hàng hải và đường bộ quan trọng
  • C. Hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng
  • D. Hàng hải quan trọng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác