Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Cánh diều cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào sau đây?

  • A. Khánh Hòa.
  • B. Hà Nội.
  • C. Kiên Giang.
  • D. Hà Tiên.

Câu 2: Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là

  • A. 1300 - 4000 giờ trong năm.
  • B. 1400 - 3500 giờ trong năm.
  • C. 1400 - 3000 giờ trong năm.
  • D. 1300 - 3500 giờ trong năm.

Câu 3:Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện qua các yếu tố nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ và số giờ nắng.
  • B. Lượng mưa và độ ẩm.
  • C. Độ ẩm và cán cân bức xạ.
  • D. Ánh sáng và lượng mưa.

Câu 4: Các sông nào sau đây ở nước ta không chảy theo hướng vòng cung?

  • A. Sông Lục Nam.
  • B. Sông Lô, sông Gâm.
  • C. Sông Mã, sông Cả.
  • D. Sông Cầu, sông Thương.

Câu 5: Sông ngòi ở nước ta có tổng lượng nước lớn khoảng

  • A. 893 tỉ m3/năm.
  • B. 938 tỉ m3/năm.
  • C. 839 tỉ m3/năm.
  • D. 983 tỉ m3/năm.

Câu 6: Than phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 7: Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Bắc Giang.
  • C. Lào Cai.
  • D. Yên Bái.

Câu 8: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?

  • A. Hàng không và đường biển.
  • B. Đường ô tô và đường biển.
  • C. Đường ô tô và đường sắt.
  • D. Đường biển và đường sắt.

Câu 9: Vấn đề nào dưới đây đặt ra khi khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản?

  • A. Chi phí vận chuyển, chế biến lớn.
  • B. Giá thành sản phẩm đầu ra thấp.
  • C. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
  • D. Khó khăn trong khâu vận chuyển.

Câu 10: Một số khoáng sản nước ta

  • A. khả năng tự phục hồi.
  • B. không bị hao kiệt nhiều.
  • C. có trữ lượng rất lớn.
  • D. bị khai thác quá mức.

Câu 11: Ở vùng biển và thềm lục địa nước ta có khí hậu

  • A. nhiệt đới gió mùa ẩm.
  • B. ôn hòa hơn trong đất liền.
  • C. có sự phân hóa phức tạp.
  • D. phân hóa theo bắc - nam.

Câu 12: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng nào dưới đây?

  • A. Tháng 7.
  • B. Tháng 8.
  • C. Tháng 9.
  • D. Tháng10.

Câu 13: Nước ở các lưu vực sông không được sử dụng để

  • A. phát triển thủy điện.
  • B. cung cấp nước sinh hoạt.
  • C. phát triển du lịch.
  • D. nuôi trồng hải sản.

Câu 14: Hai phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng là

  • A. sông Mã và sông Đà.
  • B. sông Đã và sông Lô.
  • C. sông Lô và sông chảy.
  • D. sông chảy và sông Mã.

Câu 15: “Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Trường Sơn Bắc.
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 16: Nước ta hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn là do

  • A. nằm trong vùng nội chí tuyến.
  • B. chịu ảnh hưởng của gió mùa.
  • C. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
  • D. thiên nhiên nước ta phân hóa.

Câu 17: Dọc ven biển nước ta có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để

  • A. phát triển thủy sản.
  • B. xây dựng cảng biển.
  • C. phát triển du lịch.
  • D. chăn nuôi gia súc.

Câu 18: Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do

  • A. lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
  • B. đá dễ phong hóa, tác động từ con người.
  • C. bề mặt đệm yếu, tác động của nội lực.
  • D. quá trình hình thành lâu, lượng mưa lớn.

Câu 19: Ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi không phổ biến loại rừng nào sau đây?

  • A. Rừng cận nhiệt lá rộng.
  • B. Rừng lá kim.
  • C. Rừng nhiệt đới gió mùa.
  • D. Rừng hỗn giao.

Câu 20: Địa điểm nào sau đây ở vùng núi có điều kiện phát triển mạnh du lịch?

  • A. Tam Đảo.
  • B. Côn Đảo.
  • C. Kon Tum.
  • D. Mỹ Khê.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác