Trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều bài 2 Địa hình Việt Nam
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 2 Địa hình Việt Nam - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nét nổi bật của địa hình Việt Nam là
- A. đồi núi cao chiếm 10% diện tích.
B. đồi núi chiếm 3/4 diện tích.
- C. cảnh quan rừng xích đạo gió mùa.
- D. đồng bằng chiếm 3/4 diện tích.
Câu 2: Đồng bằng chiếm bao nhiêu diện tính đất liền?
A. 1/4
- B. 2/4
- C. 3/4
- D. 4/4
Câu 3: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là:
- A. Pu Tha Ca.
B. Phan-xi-păng.
- C. Tây Côn Lĩnh.
- D. Pu Si Cung.
Câu 4: Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng
A. vòng cung.
- B. Tây Bắc – Đông Nam.
- C. Đông Bắc - Tây Nam.
- D. Bắc - Nam.
Câu 5: Dãy núi cao nhất nước ta là:
A. Hoàng Liên Sơn
- B. Pu Đen Đinh
- C. Pu Sam Sao
- D. Trường Sơn Bắc
Câu 6: Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?
- A. Nội lực.
- B. Ngoại lực
- C. Con người.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là?
- A. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam
- B. Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m
- C. Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn
- A. Tiền Cambri
- B. Cổ sinh
- C. Trung sinh
D. Tân kiến tạo
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long ?
A. Đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
- B. Cao trung bình 2m - 3m so với mực nước biển.
- C. Là đồng bằng châu thổ sông.
- D. Nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước
Câu 10: Vùng núi Tây Bắc nằm ở?
A. Giữa sông Hồng và sông Cả
- B. Kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
- C. Phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
- D. Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc
Câu 11: Địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống nhau ở điểm đều
- A. có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
- B. đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
- C. cao trung bình từ 2m - 3m so với mực nước biển.
D. là vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp.
Câu 12: Đâu không phải là khó khăn của địa hình miền núi đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta?
- A. Địa hình núi đá vôi thường thiếu nước vào mùa khô.
- B. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
C. Nhiều dạng địa hình là cơ sở để phát triển nhiều ngành sản xuất.
- D. Khí hậu phân hoá theo độ cao
Câu 13: Địa hình đồng bằng nước ta có đặc điểm gì?
- A. Chiếm 1/4 diện tích phần đất liền
- B. Chia thành nhiều khu vực
- C. Điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 14: Trên phần đất liền của nước ta, núi cao trên 2000m chỉ chiếm ................. %?
- A. 3
- B. 5
C. 1
- D. 7
Câu 15: Khu vực Trường Sơn Bắc nằm ở:
- A. Phía đông của thung lũng sông Hồng
- B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. Nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
- D. Nằm phía nam dãy Bạch Mã
Câu 16: Trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, đồng bằng có diện tích lớn nhất là
- A. Tuy Hoà.
- B. Nghệ An.
- C. Quảng Nam.
D. Thanh Hoá.
Câu 17: Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là:
A. Tây bắc-đông nam và vòng cung
- B. Tây bắc-đông nam và tây-đông
- C. Vòng cung và tây-đông
- D. Tây-đông và bắc- nam
Câu 18: Núi Ngọc Krinh (2025) thuộc dãy:
- Trường Sơn Bắc.
Trường Sơn Nam.
- Hoàng Liên Sơn.
- Tất cả đều sai.
Câu 19: Khu vực Đông Bắc nằm ở:
A. Phía đông của thung lũng sông Hồng
- B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- C. Nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
D. Nằm phía nam dãy Bạch Mã
Câu 20: Địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi ở nước ta là:
A. Địa hình cacxtơ
- B. Địa hình đồng bằng
- C. Địa hình bán bình nguyên
- D. Địa hình cao nguyên
Xem toàn bộ: Giải Địa lí 8 Cánh diều bài 2 Địa hình Việt Nam
Bình luận